Ba nghìn dặm (tên Tiếng Anh: We are okay) của Nina LaCour là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng Printz năm 2018 ở hạng mục tiểu thuyết hay nhất dành cho lứa tuổi trưởng thành.
“ Bạn sống trên đời mà nghĩ rằng có rất nhiều thứ bạn cần… Cho tới khi bạn bỏ đi chỉ với điện thoại, ví tiền và ảnh của mẹ trên người ”
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất của Marin, nhân vật chính câu chuyện. Mở đầu với khung cảnh Giáng Sinh đầm ấm vui tươi, khi các cô cậu sinh viên vui vẻ sắp xếp đồ đạc và tạm biệt ký túc xá ở New York về bên gia đình, chỉ còn cái bóng lẻ loi của Marin trong suốt những ngày lạnh giá. Khi những câu hỏi: “Tại sao em không về với gia đình ?” lặp đi lặp lại đến phát chán, Marin chỉ nói một câu: “Hiện chỗ này là nơi em sống, cho tới khi tốt nghiệp”.
Chuyện gì đã xảy ra với cô ấy vậy ?
Vì chạy trốn nỗi đau quá khứ, Marin lưu lạc đến đây, qua một mùa đông lạnh giá. Khi ngoại ra đi không lời từ biệt, khi Marin tạm biệt quê nhà đi học xa, khi tạm biệt tình yêu duy nhất của cô – Mabel. Những nỗi đau cứ từ từ gặm nhắm cô gái nhỏ, một quá khứ mong manh cần quên đi – một hiện tại tàn khốc phải đối mặt.
Ngoại – Người con ghét nhất, người con yêu nhất
Ông Ngoại Marin mất con gái khi đứa cháu mới 3 tuổi. Ông từ đó là người chăm sóc, yêu thương Marin hơn bao giờ hết. Ngoài cô cháu gái cưng, ông chỉ có một người bạn tâm giao là Chim Non, một bà già xinh đẹp trao đổi thư từ với ông hằng ngày.
Đối với Marin ông thật tuyệt vời. Ông nuôi cô suốt những năm cô đi học bằng số tiền dành dụm được và cả tiền thắng cược khi chơi bài với những ông bạn hàng xóm. Mọi việc cứ thế lặng lẽ trôi đi, đến một hôm ông không về, không đóng cửa thư phòng, cũng không ăn trứng Marin đã luộc.
Ông đã đi đâu ?
Xin nhường câu trả lời cho độc giả. Nhưng xin đừng nghĩ ông có cuộc sống dễ dàng, một ông lão ôm nỗi đau trong lòng, mượn Whiskey, thuốc lá, bài bạc, bánh nướng làm bạn giải sầu. Chấp nhận sống lặng im bất cần đời, ông chẳng bao giờ than phiền khi Marin về muộn, mặc kệ bệnh tật bào mòn từng tế bào, mặc kệ Thần Chết réo gọi.
Một lão già cô đơn đang cố gắng giấu Marin mọi điều về mẹ cô, không cho đứa cháu gái biết có sự tồn tại của những bức ảnh, quần áo con gái ông. Bi kịch nhất chính là lúc vỡ lẻ Chim Non không tồn tại, những bức thư tay hằng ngày chỉ là ông tự viết cho mình mà thôi.
Mabel- Tình bạn và tình yêu
Một nhân vật có ảnh hướng tới Marin nữa là Mabel, cô bạn thân của Marin. Tình bạn của họ sớm nảy sinh thành tình yêu. Mabel cùng Marin trốn khỏi nhà lúc nửa đêm cùng chai Whiskey, họ đến bãi biển cùng nhau.
Tâm trạng của Mabel thế nào khi Marin rời đi, tác giả không miêu tả trực tiếp, chỉ có những dòng tin nhắn, những cuộc gọi không hồi âm ngóng Marin đã thầm khẳng định nỗi khoắc khoải cô mong nhớ của Mabel.
Thế rồi cuối cùng cô cũng tự tìm tới Marin. Và vào đúng kì Giáng sinh đó, khi giá rét và tuyết trắng như muốn nuốt trọn cả ký túc. Mabel vượt ba nghìn dặm đến thăm Marin. Cô muốn nghe lời giải thích, muốn cùng với Marin về nhà.
Mạch truyện sáng tạo, hấp dẫn cùng cái kết có hậu
Quá khứ khứ Marin là những ngày sống cùng ngoại, là kí ức tình yêu đẹp đẽ với Mabel, là khi Ngoại mất, cùng với ví tiền, điện thoại, ảnh của mẹ.
Hiện tại là khi đối diện quá khứ, là khi Mabel đến thăm – cô phải chuẩn bị gì, nói gì. Cô ấy chỉ ở lại 3 ngày thôi – nhất định phải giải thích. Họ trải qua ba ngày với nhau trong ký túc xá. Bao lời chưa thốt ra, bao tình cảm còn che giấu chực trào…
Mạch truyện xen lẫn quá khứ và hiện tại được Nina LaCour lồng ghép không làm độc giả thất vọng. Cái kết có hậu là điều độc giả mong đợi khi lật qua từng chương sự kiện không may mắn của Marin.
Điểm sáng của tác phẩm là tập trung khắc họa tâm lý của Marin. Một Marin với những suy nghĩ non nớt, thiếu chín chắn của tuổi mới lớn, của những hành động bồng bột…là ví dụ tiêu biểu của những con người trẻ trải qua cú sốc nặng, phản ánh một khía cạnh thiếu thốn tình thương gia đình. Nỗi cô đơn đáng sợ nhường nào ? Hãy để Marin trả lời câu hỏi đó: Nỗi cô đơn của Marin chẳng biển nào lấp hết. Nó ăn sâu vào tâm hồn cô. Kể cả khi gắn gượng tự nhủ: “Đừng bao giờ cảm thấy cô đơn vì có hàng triệu tế bào đang sống trong cơ thể bạn mà”. Tâm trạng rõ nét nhất là nỗi cô đơn, một mình trong ký túc xá, cái nơi mấy trăm người ồn ào, náo nhiệt sinh hoạt, giờ biệt tăm hết. Sự cô đơn khi mất đi người thân yêu duy nhất trên đời, cô gái non nớt phải tự bước ra đời, va vấp với cuộc sống.
Tình yêu đồng giới của Marin và Mabel cũng là điểm sáng của câu chuyện. Xã hội đang dần thay đổi, nhận thức con người cũng vậy. Dám công khai và sống thật với giới tính mình. Cờ ngũ sắc, biểu tượng tam giác hồng cũng như tình yêu của Marin và Mabel đều là cách nhìn tân tiến và nhân văn.
Vài nét về tác giả
Nina LaCour là tác giả của những tác phẩm như You Know me Well, Hold Still, Everything Leads to You, We are ok. Sinh ra và lớn lên ở Vịnh Đông, Nina tốt nghiệp đại học bang San Francisco, sau đó quay trở lại Oakland nhận bằng MFA về sáng tạo tại Đại học Mills. Luận văn tốt nghiệp của cô là cuốn tiểu thuyết đầu tay Hold Still, được tôn vinh từ giải vinh dự Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ.
:
- : k9SzGJ1M” k9SzGJ1M
- vVE5h74E” vVE5h74E
- GhqBC98K” GhqBC98K