Nhà văn Mỹ Jeffery Deaver viết nên cuốn Dữ Liệu Tử Thần (tên gốc The Broken Window) vào năm 2008 và hơn 11 năm sau, những thông điệp về bê bối bảo mật thông tin vẫn còn nguyên đó những bài học xương máu.

Ai cũng biết Facebook vừa dính 2 vụ bê bối về bảo mật thông tin và quyền dữ liệu của người dùng. Việc sử dụng facebook, mạng xã hội lớn nhất hành tinh, dù hoàn toàn miễn phí, nhưng vô hình chung chúng ta đang tự biến mình thành con mồi ngon cho facebook sử dụng để kiếm tiền.

Tìm kiếm bài review cuốn sách bạn muốn

Thực tế thì tất cả những gã khổng lồ internet, từ Facebook, Google lẫn Apple dù luôn rao giảng về dữ liệu & quyền riêng tư, nhưng luôn luôn ngấm ngầm sử dụng dữ liệu, nói trắng ra là theo dõi mọi nhất cử nhất động của bạn trên internet. Điều này có mặt tích cực là họ sẽ biết bạn đang có nhu cầu gì, và quảng cáo sản phẩm tốt đẹp cho bạn, lợi cả đôi đường. Ví dụ, bà bầu mang thai lần đầu tiên sẽ lo lắng về mua sữa cho con, và các nhà quảng cáo đập vào mắt họ những banner đẹp đẽ về những nhãn hàng sữa hàng đầu. Cuộc cạnh tranh về vị trí quảng cáo cũng là một động lực để người tiêu dùng được lợi, bởi chỉ có những gã khổng lồ mới đủ kinh phí để duy trì một nguồn lực quảng cáo khủng khiếp để đặt một chân vào tâm trí người dùng.

Song song với cái lợi, là những hệ lụy khôn lường. Ai cũng rõ hành tung của bạn. Vì bạn vừa check-in uống trà đào cam sả hay một cốc cà phê sữa nóng tại Starbucks, nên hãy cẩn thận sau đó 15-20p, trên đường về nhà. Hoặc bạn khoe cuối tuần này sẽ vi vu Đà Lạt, thậm chí ở khách sạn nào bạn cũng khoe cho cả thiên hạ thấy!

Sách Dữ liệu tử thần
Sách Dữ liệu tử thần – Ảnh: Bách Việt

Những kẻ phạm tội sẽ lợi dụng kẽ hở này, móc túi bạn, tệ hại hơn là cướp giật, hành hung. Jeffery Deaver thì không kể ra những vụ nhẹ nhàng như thế. Ông kể về những kẻ phạm tội có sở thích giết người hàng loạt, sử dụng chính thông tin mà người dùng sơ ý để lộ ra, nhằm tạo hiện trường giả, danh tính giả, giết người và đổ tội cho những nạn nhân vô tội khác gánh tội thay.

Và nếu bạn cũng hớ hênh như những trường hợp để lộ danh tính, vị trí gần nhất của bạn như vài trường hợp nói trên, hãy cẩn trọng, bởi biết đâu một ngày đẹp trời, gã tội phạm thông minh biến thái nhân cách từ trong truyện trinh thám này, lại bước ra ngoài đời thực!

Ai che lưng cho những tên tội phạm ?

Sử dụng dữ liệu, đánh cắp danh tính, giết người, bỏ trốn. Tất cả những điều này đều không thể làm được nếu không có một gã khổng lồ thu thập dữ liệu chống lưng.

Tương tự như Facebook hay Google, ở trong truyện trinh thám này, Jeffery Deaver tạo ra một công ty tầm cỡ thế giới với tên gọi SSD – một con quái vật chuyên lưu trữ dữ liệu của hơn 500 triệu người Mỹ (và con số ấy tiếp tục tăng lên từng ngày, từng giờ)

Một ma trận thông tin quý báu từ A tới Z của người dùng được bí mật thu thập, cất giữ cẩn thận trong những cánh cửa sổ luôn khép kín. Và có một kẻ đã đập vỡ cửa sổ của họ để nhìn thấy những dữ liệu đó – Nguyên lý cửa sổ vỡ – nền tảng của toàn bộ cuốn sách này!

Jeffery Deaver The broken window - Dữ liệu tử thần
Ảnh: ghosh21rasaily – The broken window – Cái cửa sổ vỡ

Hung thủ là một gã thực sự kỳ lạ. Hướng nội và khép kín với xã hội, nhưng lại tạo được vỏ bọc hoàn hảo khiến ai ai gặp gỡ cũng có thiện cảm và tin tưởng. Thật khó tin là gã lại giết vô số người và ép buộc hàng loạt nạn nhân khác gánh tội thay. Công đầu trong trường hợp này thuộc về SSD, vì đã che lưng cho gã.

Tính 2 mặt của việc thu thập thông tin vẫn nguy hiểm như thế. Khi mà hacker ngày một tinh vi và thông minh sáng tạo hơn, thì những vụ tấn công ăn cắp thông tin, các công ty lưu trữ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho sự an toàn của người dùng

Đối với chúng ta, những người tự nguyện cống nạp thông tin cho họ, có lẽ chỉ có một cách duy nhất là hãy cẩn trọng hơn khi ra đường! Vì tai họa rất có thể ập đến bất cứ lúc nào, từ trên trời rơi xuống – theo đúng nghĩa đen của nó.

Review sách Dữ Liệu Tử Thần reviewsach.net
Ảnh: Camellia Phoenix‎ – Hội thích truyện trinh thám

Một vài điểm nhấn ngoài lề

Sẽ hay hơn nếu người biên tập đặt tên sách sát với nguyên gốc – Cái cửa sổ vỡ. Tuy nhiên không nhiều độc giả có thể ngộ ra chân lý này và tò mò mua nó, nếu so sánh với cái tên Dữ liệu tử thần, có vẻ ngầu và ấn tượng hơn nhiều

Tuy nhiên trên thực tế những gì diễn ra trong cuốn sách không u ám, huyền bí như cái tên gọi “tử thần” của nó! Mặc dù có khoảng hơn 3 án mạng, 1 vụ cảnh sát bị giết trước mắt các nhà hình sự học, tuy nhiên cái kết happy-ending vẫn ấm lòng nhiều người tin vào công lý.

Và như thường lệ, những mô típ hành động truy đuổi nghẹt thở, bất ngờ với những cú lừa giật gân luôn thường trực trong những tác phẩm của ông, lại tiếp tục được tái hiện khá nhiều lần trong cuốn sách này. Đáng tiếc là phần kết khi hung thủ lộ diện, không gây được nhiều ấn tượng về độ bất ngờ và giật gân như những cuốn trinh thám khác, có thể kể đến như Trăng Lạnh, Cái ghế trống hay Vũ điệu của thần chết.

Một điểm đời thường hơn nữa trong sự trở lại của nhà hình sự học Lincoln Rhyme, là chuyện đời tư hé mở không lành lặn về cuộc sống trước kia của anh, sự va chạm giữa anh và ông anh họ – một cuộc chiến không cân sức giữa một thiên tài và một người đàn ông bình thường, trong trận chiến giành sự yêu thương của người bác, người cha của 2 anh!

Review sách Dữ liệu tử thần reviewsach.net
Ảnh: innate_perspective

Dữ Liệu Tử Thần cũng hé mở về một cái kết khác giữa cuộc đối đầu của Lincoln Rhyme và gã thợ đồng hồ chết chóc (vốn chưa phân định thắng thua ở cuốn Trăng Lạnh). Rất có thể trong thời gian tới, tác giả Deaver lại có thể viết nên một câu chuyện mới về cuộc đối đầu này, tương tự như Conan Doyle viết về Sherlock Holmes và ngài giáo sư Moriaty.

Những cuốn sách cùng tác giả Jeffery Deaver đã được review bởi Reviewsach.net: