Con người chúng ta được sinh ra không phải để cô đơn. Chính vì thế trong suốt hàng ngàn năm tiến hóa con người dần gắn chặt với nhau, hình thành mối quan hệ cộng đồng, từ những mối quan hệ cộng đồng sản sinh ra nhiều loại tình cảm khác nhau, nhưng chắc có lẽ không thứ tình cảm nào khiến con người say mê và cuồng dại như tình yêu. 

Tìm kiếm bài review cuốn sách bạn muốn

Nếu như tình yêu của Romeo and Juliet trong tác phẩm cùng tên của đại văn hào người Anh William Shakespeare mang đậm sự  lãng mạn và nồng cháy khiến chúng ta đam mê với những hình ảnh và ngôn từ tuyệt đẹp xen lẫn sự nuối tiếc cái kết chưa có hậu về mối tình của cả hai con người ấy. Thì Đồi Gió Hú – cuốn tiểu thuyết duy nhất của nữ nhà văn người Anh Emily Bronte, miêu tả tình yêu dưới góc nhìn của sự chân thật, trần trụi, hận thù và đầy ám ảnh. Tác phẩm tạo ra một cảm nhận về thứ tình yêu rất riêng, rất khác biệt. Đó là tình yêu vượt qua những giá trị chuẩn mực về ý niệm đạo đức, bỏ qua những lề thói định kiến, vươn tới đỉnh cao trong văn học và cũng như chạm tới những chiều sâu tăm tối của lòng người. Chính điều đó đã giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết về sự đam mê tình yêu bùng cháy.

Đồi Gió Hú

Nữ nhà văn người Anh Emily Bronte (1818 –1848). Emily Bronte lấy bút danh là Ellis Bell (bút danh nam giới) vì xã hội bấy giờ còn định kiến với những tác phẩm do phụ nữ sáng tác. Bà là người con thứ tư trong gia đình gồm sáu người con. Khi bà lên ba tuổi mẹ của bà qua đời vì căn bệnh ung thư. Sau đó vài năm hai người chị cả của bà cũng chết vì bệnh lao.Chính trong những hoàn cảnh khó khăn đó năng khiếu văn học của mấy chị em nhà bà nảy nở một cách lạ thường. Và cũng từ môi trường sống đã tạo cho nữ văn sĩ Emily Bronte bản tính trầm lắng, lối sống khép kín. Bà không thích ai can thiệp vào đời tư, chỉ muốn ẩn mình trong thế giới riêng, đam mê riêng của mình.

Giống như các chị em của mình, sức khỏe của Emily suy yếu rõ rệt do thời tiết khắc nghiệt lúc ở nhà và ở trường. Chỉ một năm sau ngày tác phẩm “Đồi gió hú” được công bố, Emily Bronte bị nhiễm lạnh trong lễ tang chôn cất em trai. Bà kiên quyết không dùng thuốc điều trị và qua đời ngày 19/12/1948 vì bệnh lao. Bà được an táng tại nhà thờ St. Michael bên cạnh những người thân trong gia đình. Có nhiều thông tin cho rằng Emily Bronte đang sáng tác cuốn tiểu thuyết thứ hai nhưng bản thảo bị chị gái bà là Charlotte hủy sau cái chết của bà. 

Đồi gió hú là cuốn sách duy nhất của  Emily Bronte đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847, một năm trước khi nữ tác giả qua đời ở tuổi ba mươi. 

Lấy bối cảnh là đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, những quả đồi của nước Anh cô quạnh, Đồi gió hú phơi mình dưới những cơn gió bão thổi hun hút qua những cánh đồng hoang dã miền Yorkshire. Tiểu thuyết là một câu chuyện kinh điển về sự ngang trái trong tình yêu và vòng xoáy hận thù. Từ thiên nhiên với cảnh vật đơn sơ, dữ dội và khắc nghiệt đã ươm mầm và chớm nở cho tình yêu giữa Catherine và Heathcliff.

Review sách Đồi Gió Hú - reviewsach.net

Đồng quê Yorkshire – nguồn cảm hứng cho văn học kinh điển Anh

Nhớ về Yorkshire  điều đầu tiên người ta sẽ nhớ về những cảnh sắc tuyệt mộng mê đắm lòng người ở nơi đây.Được mệnh danh là “ vùng đất của Chúa”  Yorkshire tự hào là một vùng đất được thiên nhiên bạn tặng cho những cảnh đẹp thần tiên. Các địa điểm như những ngọn đồi ở Howardian , Nidderdales hay rừng Bowland đều có khung cảnh như bước ra từ chuyện cổ tích.

Yorkshire hiện lên qua những trang sách của Emily Bronte là một sự ám ảnh không nguôi của bà bắt đầu từ Haworth- nơi bà sinh sống, ngôi làng này cách 50 dặm về phía Tây. Xung quanh ngôi làng là những tảng đá được xếp thành hình xương sống dọc đường phố chính Haworth. Thấp thoáng là những ngôi mộ chôn cất các mục sư, xiêu vẹo và không thẳng hàng lối. Emily Bronte đã phác họa một bức tranh ghê rợn về cuộc sống khi viết về các chết và cũng như tái hiện số phận của chính mình. Emily Bronte đã yên nghỉ dưới nhà thờ thị trấn ở tuổi 30

Yorkshire  không chỉ đơn giản là một địa danh du lịch. Chính những vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy hoang sơ ấy của Yorkshire  hiện lên qua những tác phẩm văn học kinh điển nước Anh là một sự đen tối về bi kịch truyện, sự sâu thẳm trong nhân cách lẫn nhân tính được bộc lộ rõ rệt trần trụi với hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống. Từ “ Đồi gió hú” của Emily Bronte , “ bá tước Dracula” của Bram Stoker sau này là “ chạng vạng” của Stephenie Meyer và  “ true blue” của David Baldacci. Thông qua lăng kính của những tiểu thuyết gia người Anh, Yorkshire quả thực hiện lên như là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm văn học nước Anh kinh điển.

Tình yêu là nguồn cơn của mọi bĩ cực

Ai đó đã từng nói: “ Tình yêu chính là cỗ máy hao tốn nhiều thời gian của nhân loại”. Lịch sử của sự tiến hóa con người đã nhiều lần chứng minh được rằng “ chúng ta  bị chi phối nhiều hơn bởi cảm xúc của con tim hơn là bởi những lý trí lạnh lùng”.

Và tình yêu trong cuốn tiểu thuyết “ Đồi gió hú” của Emily Bronte cũng là một tình yêu nguyên bản như vậy nhưng là ở một phiên bản trần trụi hơn, dữ dội hơn, ám ảnh và cũng đầy sự bi kịch của chính nó – tình yêu giữa hai con người Heathcliff và Catherine. Chính tình yêu là nguồn cơn của mọi bi kịch mà các nhân vật trong tiểu thuyết phải gánh chịu. Tình yêu là động cơ chính làm “ quay” bánh xe của mọi toan tính, hận thù , sự dằn xé nội tâm dữ dội và khao khát trả thù.

Đồi gió hú - văn học kinh điển review

Sự khác biệt giữa 1 tác phẩm kinh điển và 1 tác phẩm mang tính giải trí khác nhau ở chỗ một khi đã đọc, bạn chỉ muốn đọc tiếp, để rồi sau khi kết thúc dư âm của truyện vẫn còn lẩn quẩn đâu đó trong đầu bạn.

” Đồi gió hú” là 1 tác phẩm kinh điển như vậy. Một chuyện tình được gói gọn trong cánh đồng hoang thuộc vùng miền Bắc nước Anh nhưng không kém phần dữ dội. Tuy rằng truyện quá u ám vì chỉ xoay quanh chuyện trả thù của 2 gia đình, nhưng khi thấu hiểu tận tường về tình yêu độc giả sẽ lại thích cái u ám này đến kì lạ. Heathcliff và Catherine là 1 cặp trời sinh, tình yêu họ dành cho nhau quá mãnh liệt và có chút gì đó hoang dã. Tuy nhiên, Catherine sau này lại lựa chọn Edgar làm chồng, một sự lựa chọn đầy lí trí, vì  đó là người yêu cô thật sự và cho cô những thứ cô cần, 1 nửa tâm hồn còn lại của cô lại dành riêng cho Heathcliff, chính điều này đã dẫn đến tấn bi kịch không chỉ cho cả 3 người mà còn cho cả con cháu họ sau này. Tình yêu của Heathcliff và Catherine đáng lẽ ra phải trở nên hoàn hảo giá như cả hai chịu thấu hiểu cho nhau và chịu hy sinh cho nhau. Nhưng nếu như vậy “ Đồi gió hú” cũng chỉ là một tiểu thuyết viết về tình yêu bình thường chứ không thể nào vươn lên để trở thành một tuyệt tác văn học được. Sẽ chẳng có “giá như” nào cả khi ngoài kia thiên nhiên chẳng trọn vẹn, khi chẳng có tình yêu nào mãi mãi là màu hồng, vì chúng ta đâu ai hoàn hảo. Và tình yêu trọn vẹn đầy ấp sự hoàn hảo thì đâu còn gì là tình yêu.

Một cuốn sách kinh điển về tình yêu, hận thù và hơn cả đó là sự đau đớn, bi kịch của lứa đôi. Một kết thúc có hậu nhưng vẫn luôn ám ảnh trong lòng người đọc một cách dai dẳn. Trong từng trang sách người đọc có thể nhận thấy sự bức bách ngột ngạt trong từng con chữ giữa đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, những nhân vật càng trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. “Đồi gió hú” luôn là một câu chuyện hay và ấn tượng về tình yêu. Đồi gió hú- Quyển tiểu thuyết dẫn độc giả đến ngàn điều mới và nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng. Vì tình yêu, người ta sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng chạy theo những ý nghĩ cuồng si của sự đam mê rồi gieo vào lòng sự hận thù dai dẳng. Lòng hận thù cho ta được gì đây? Hay có chăng là những thứ cảm xúc huyễn hoặc, mơ hồ rồi lại chìm đắm vào thế giới cô độc và bế tắc. Hãy đọc, cảm nhận và trôi theo dòng chảy cuồn cuộn và vô tận của thời gian.

Link mua sách: