Với những giá trị đầy nhân văn về con người giữa cơn bão dịch bệnh, tác phẩm Dịch Hạch mang lại danh tiếng vang dội cho tác giả Albert Camus với lượng tiêu thụ hơn một 161.000 bản trong hai năm đầu xuất bản. Quyển sách này xuất sắc đạt giải Nobel Văn Chương năm 1975. Khi thế giới vẫn đang điêu đứng vì đại dịch Covid-19, Dịch Hạch một lần nữa trở nên vô cùng hợp thời khi nó khai thác rất nhiều khía cạnh của dịch bệnh. Dịch Hạch, hay La Peste là một trong những tác phẩm kinh điển đáng đọc nhất của văn học nước Pháp.

fa392e9b989cb6681fab921e9946dcae

“Dịch Hạch” là tên của một thiên ký sử về những sự cố lạ lùng xảy ra tại thành phố ven biển Oran. Chỉ bắt đầu bằng xác chết của mấy con chuột, nay ở đây đã phát triển một loại bệnh với tốc độ lây lan cực nhanh. Dịch hạch, hay “Cái Chết Đen” từng giết chết một phần ba dân số châu Âu chính thức xâm nhập Oran.

reviewsach dich hach by reviewsach.net

Cuộc Hành Trình

Dịch hạch đến không phải là vấn đề của riêng bác sĩ Rieux, mà là vấn đề nhức nhối chung của cả xã hội lúc ấy. Không đào quá sâu vào khía cạnh y học của căn bệnh, Albert chú trọng nhiều vào động thái ứng xử của những người dân. Một vòng tròn cảm xúc được ông mô tả kĩ càng, có chút ác nghiệt nhưng rất thật. Họ vô thức bước vào vòng xoáy tâm lí mà dịch hạch tạo ra, thờ ơ, chối bỏ, chấp nhận, bất lực và vô cảm.

Khi mới được chính phủ cảnh báo về dịch bệnh, mọi người đã từng tỏ vẻ cười cợt và mặc những mối hiểm nguy lây nhiễm, cuộc sống thả phanh cứ tiếp tục, cho đến khi thành phố bị cô lập.

Nỗi sợ hãi bắt đầu xâm chiến tế bào thần kinh con người. Dần dần họ hiểu ra sự quan trọng của căn bệnh và đành cam tâm an phận ở nhà. Kèm theo những hệ quả thiệt hại về kinh tế, Albert diễn tả cái gánh nặng đầy khắc nghiệt của người dân khi họ chẳng thể làm gì ngoài yên lặng chịu đựng tâm hồn mình dần khô cạn, dần dần bị những suy nghĩ u tối che lấp, dần tha hóa và tiêu tan trong nỗi buồn tẻ. Đến cuối cùng, người dân cũng không biết liệu họ có được giải thoát hoàn toàn khỏi cái xiềng xích ấy khi nó vẫn có thể quay lại một ngày nào đó.

Các Sắc Thái

Đồng hành cùng ghi chép chống dịch này là Bác sĩ Rieux. Đại diện cho những người hùng thầm lặng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tận tâm và nhân ái. Thân là bác sĩ, dù gia đình ông không còn trọn vẹn giữa bão dịch, ông vẫn vững vàng đứng dậy, bình tâm chăm sóc cho bệnh nhân. Cũng có những người trông cậy vào tôn giáo khi đối mặt với dịch bệnh, cụ thể trong Dịch Hạch chính là nhân vật linh mục Paneloux. Ông đặt niềm tin tuyệt đối vào sự sắp xếp của Đấng Tạo Hóa, phó mặc mạng sống cho Ngài và sẵn sàng không sợ hãi mà tiếp sức giúp đỡ bác sĩ Rieux. 

Bệnh dịch hạch đến khiến người trong thành phố rơi vào hoàn cảnh ăn không ngồi rồi, loanh quanh trong con phố cũ kĩ ủ ê, dẫn đến những hành động bất chính. Rambert và Cottard là hình ảnh của những kẻ ích kỉ và phản đối chính quyền vì lợi ích cá nhân. Rảnh rỗi hóa nông nỗi, họ từng lập kế hoạch trốn thoát khỏi thành phố Oran. 

sach dich hach by reviewsach.net

Đa số phản ứng của người dân khi có dịch được thể hiện qua nhân vật không quá nổi bật nhưng là mảnh ghép không thể thiếu, mẹ của bác sĩ Rieux. Bà từ đầu đến cuối vẫn luôn chấp hành luật lệ, ủng hộ sự cố gắng của các nhà chức trách và giới y bác sĩ dù không trực tiếp tham gia chống dịch.

Song song với việc tàn phá tâm hồn con người, dịch bệnh đương nhiên cũng làm sụp đổ một thành phố Oran. Độc giả chắc chắn sẽ bị choáng ngợp và lay động bởi những “tác phẩm” mà dịch hạch ra được Albert Camus mô tả cách chi tiết nhất và lạnh lùng nhất.

Nổi bật nhất có lẽ chính là sự chia ly. Không phải ngày một ngày hai, chia ly của Oran kéo dài đến chẳng biết bao giờ kết thúc. Nó chính là sự lưu đày trên diện rộng. Là cả Oran làm nô lệ cho cuộc phân ly dài hạn, là đau đớn len lỏi trong từng cái ngõ nhỏ, từng nơ-ron thần kinh, là những khoảng thời gian bị giày vò bởi kí ức, là những hàng hóa không cập bến, là hố sâu không theo leo lên được.

 Đáng sợ nhất phải nhắc đến những khung cảnh khủng khiếp. Người dân chưa bao giờ một lần nghĩ đến Oran như một địa ngục. Nhưng dịch hạch lan rộng, và Oran trở thành địa ngục đúng nghĩa. Oran ơi! Oran ơi! Những tiếng kêu vang vọng cầu xin sự giúp đỡ nhưng vô vọng. Khủng khiếp đến mức xác người chết chất thành đống và buộc phải chôn cất tập thể. Sự lụi tàn của Oran, lụi tàn từ trong ra ngoài, với những vết tích chết chóc chẳng thể xóa bỏ.

Dịch Hạch chính là quyển sách của những cuộc chiến không hồi kết. Cuộc chiến giữa dịch hạch và y học, giữa công việc chế tạo vaccine và những biến thể mới. Cuộc chiến giữa sự sống và cái chết khi những bệnh nhân ra trận với hậu thuẫn là bác sĩ và kẻ địch là bệnh dịch hạch. Cuộc chiến của con người và chính họ, của cái tôi và cái suy xét, của sự tha hóa và sự chính trực khi cận kề cửa tử, khi mà những lớp mặt nạ giả tạo và lớp phòng vệ cuối cùng dần được buông bỏ. Cuộc chiến của Đế Quốc Đức và Pháp ẩn ngầm trong mạch truyện.

 Tác giả Albert Camus trong quyển Dịch Hạch tuyệt đối ghi điểm với phong cách viết tuy có phần khô khan nhưng rất thẳng thắn. Dường như không bị đè nặng bởi những phân đoạn phân tích tư tưởng sống, Dịch Hạch là một tác phẩm rất sâu sắc, thuần khiết phản ánh tầm quan trọng của tình đoàn kết, tình yêu thương và sự sáng suốt…

Đọc Dịch Hạch giữa mùa Covid hoành hành, các độc giả hẳn sẽ rất nhập tâm và đồng cảm với từng câu văn, sẽ thấm thía quyển sách kinh điển này như một lời mời gọi bản thân cống hiến hết sức những gì có thể và quyết chiến cho đến cùng với cơn đại dịch. 

/