Nghe qua cái tên, tôi đã tưởng rằng đây là một cuốn sách nói về thời trang. Nhưng không, “Hội chứng Uniqlo” không liên quan đến thời trang một chút nào. Thay vào đó, Kensuke Kojima đã bàn về những ảnh hưởng của thị trường Fast Fashion nói riêng và chuỗi sản xuất SPA nói riêng từ hệ thống Uniqlo.
Có thể nói, với những phân tích, lập luận về thị trường Nhật Bản đầy sắc bén cùng những bảng thống kê chi tiết, rành mạch, “Hội chứng Uniqlo” vô cùng phù hợp với những bạn trẻ có niềm đam mê với kinh doanh và phân tích thị trường.
Uniqlo _ công ty trách nhiệm hữu hạn có tên trong nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Uniqlo, ít ai ngờ được, bối cảnh cho sự thành công của Uniqlo lại là sự suy thoái của nền văn hóa tiêu dùng, sự sụt giảm kinh tế và tiêu dùng đến từ giới trẻ ngày nay.
Thị trường tiêu dùng Nhật Bản
Trước khi tìm hiểu “Hội chứng Uniqlo” là gì, ta cần tìm hiểu được môi trường hay hoàn cảnh đã tạo nên nó.
Do hiện tượng “bong bóng kinh tế” diễn ra tại Nhật Bản cùng với những dư chấn của cú sốc Lehman, năm 2009, thu nhập của tầng lớp trung lưu tại đây đã sụt giảm hơn 15% so với những năm trước. Hệ quả là số tiền mỗi hộ gia đình bỏ ra để mua đồ may mặc chiếm chủ yếu trong doanh thu của các cửa hàng bách hóa cũng đã giảm còn ⅔ từ năm 1997 đến 2009.
Đứng trước sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng ấy, thay vì giải quyết tận gốc vấn đề chi phí cao, các cửa hàng bách hóa lại tăng giá tới mức vượt ra khỏi khả năng chi trả của người tiêu dùng nhằm duy trì lợi nhuận. Điều này cùng với hệ quả cú sốc Lehman đã khiến tình hình kinh doanh của những “ông lớn” này ngày càng giảm sút.
Có thể nói sự thất bại của những cửa hàng bách hóa chính là minh chứng cho nền kinh tế đang rơi vào suy thoái và văn hóa tiêu dùng giảm sút ở Nhật.
Một trong những cách giúp các thương hiệu thoát ra khỏi tình trạng đó chính là: bán phá giá. Thực tế, những cửa hàng outlet hay cửa hàng tiêu thụ hàng tồn kho ngày càng được thị trường đón nhận. Chuỗi cửa hàng lớn nhất Nhật Bản Outlet Mall Rism bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 1993 và chỉ đến tháng 3 năm 1995 đã mở rộng chi nhánh. Thời gian sau đó, những ông lớn như Mitsubishi cũng lần lượt gia nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Tuy nhiên, sự mở rộng và phát triển của hệ thống outlet đã gia tăng áp lực cho những cửa hàng bán lẻ thông thường đồng thời tạo nên một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra. Vậy nên, câu hỏi đặt ra chính là: “Ta có thể phá giá đến mức nào?”
Khái niệm “Hội chứng Uniqlo”
Những cuộc cạnh tranh giá cả đến từ việc thâu tóm thị trường của các công ty đi trước khiến doanh thu và lợi nhuận giảm sút, tạo nên một thị trường biến động, đầy rủi ro và bất ổn định cho những công ty đi sau tại Nhật Bản từ những năm 2010.
Nguyên nhân chính gây ra tình hình này là sự áp dụng một cách ồ ạt phương pháp thành công của Uniqlo cũng như việc nhập hàng của Uniqlo từ các trung tâm mua sắm và cửa hàng bách hóa. Điều này tạo nên ảnh hưởng của làn sóng Uniqlo hay còn gọi là “Hội chứng Uniqlo”.
Theo tác giả, chúng ta không thể hoàn toàn quy chụp sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản hoàn toàn cho Uniqlo, tuy nhiên, Uniqlo đã là công ty tiên phong cho làn sóng may mặc giá rẻ.
Sự thành công của Uniqlo
Uniqlo _ một công ty con của Fast Retailing do ngài Tadashi Yanai làm giám đốc điều hành đã “nổ phát súng đầu tiên” cho làn sóng may mặc giá rẻ với mẫu quần jeans có giá chỉ 990 yên (trên dưới 200 nghìn đồng). Daiei, Aeon và những nhãn hàng khác gần như ngay lập tức ra mắt những mẫu quần jeans có giá rẻ hơn, thậm chí GAP còn từng tặng 500 cặp quần cho một dịp kỷ niệm. Có thể thấy, cuộc chiến về giá đồ jeans được bắt nguồn từ Uniqlo đang dần trở nên không có điểm dừng.
Đây thực chất là một chiến lược marketing cho sản phẩm jeans của GU của ngài Tadashi Yanai. Bằng việc hạ giá sản phẩm, chấp nhận lỗ để đổi lại được danh tiếng và đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh.
Bởi chiến lược này, doanh số bán hàng của GU tăng trương một cách “thần kỳ”. Nhưng, chiến lược ấy không chỉ phá giá thị trường đồ jeans mà còn gián tiếp gây nên sự hỗn loạn trên thị trường đồ tiêu dùng.
Để tránh sự sụp đổ, các công ty cung cấp vải phải lần lượt chuyển sang thị trường Trung Quốc nhằm đạt được chi phí sản xuất thấp.
Có thể nói, chiến lược phá giá đổi lại sự thành công của GU đã phải trả giá bằng sự thu hẹp của thị trường may mặc Nhật Bản vì sự suy thoái của các NB cùng sự cắt giảm chi tiêu cho mua sắm từ người tiêu dùng.
Những điều cốt lõi tạo nên sự thành công của Uniqlo
Không cần nói quá nhiều chúng ta vẫn có thể thấy được mức độ phủ sóng rộng rãi của Uniqlo trên toàn cầu. Vậy điều gì đã đưa Uniqlo từ một thương hiệu quốc gia trở thành một thương hiệu quốc tế?
Điều cốt lõi đầu tiên chính là sự duy trì hình ảnh sản phẩm unisex, cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Công ty luôn cố gắng cân bằng việc theo đuổi xu hướng cùng việc sản xuất những mặt hàng cốt lõi nhằm duy trì doanh thu. Bằng việc phát triển thêm những sản phẩm thể thao và những sản phẩm mang phong cách Mỹ đã giúp Uniqlo được đón nhận nồng nhiệt, khẳng định vị thế thương hiệu thường phục nổi tiếng toàn quốc, thậm chí đã vượt mặt GAP.
Không chỉ vậy, Uniqlo còn được giới trẻ xếp ngang hàng với những thương hiệu như Zara, Comme des Garcons,… trong các bảng khảo sát sở thích từ sinh viên ngành thời trang.
Bên cạnh đó, Uniqlo luôn chú trọng vào chất lượng của sản phẩm. Theo mỗi năm, chất lượng sản phẩm của hãng không chỉ giảm sút mà ngược lại càng ngày được đánh giá cao. Thương hiệu đã xây dựng một khái niệm “chất lượng cao” vô cùng dễ hiểu, không cao xa cho người tiêu dùng, cụ thể với những nguyên liệu hay độ bền của mũi khâu, dù sử dụng hay giặt giũ cũng không hỏng hóc.
Với phương châm “quá nhiều cũng đồng nghĩa với thừa thãi, không cần thiết”, Uniqlo đã xây dựng một tiêu chuẩn căn bản cho ngành thời trang, không thiếu cũng không thừa.
Từ “Hội chứng Uniqlo”, ngài Kensuke Kojima đưa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về thị trường Nhật Bản, thương hiệu Uniqlo, chiến lược phát triển theo thời kỳ và những bí quyết đưa thương hiệu này chiếm lĩnh thị trường thời trang đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Với những người yêu kinh doanh, tôi chắc chắn đây sẽ là một cuốn sách sẽ mang lại những kinh nghiệm về các mô hình kinh doanh, nhân sự, thị trường,.. vô cùng sâu sắc.
- Shoppee: eDvhxUah” target=”_blank” rel=”nofollow noopener sponsored”> eDvhxUah
- KZjAbexe” target=”_blank” rel=”nofollow noopener sponsored”> KZjAbexe
- 5XgqXt1w” target=”_blank” rel=”nofollow noopener sponsored”> 5XgqXt1w