Viết về số phận người phụ nữ Việt Nam, Hồ Xuân Hương có câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”. Cuộc đời bất hạnh của những người phụ nữ Việt Nam luôn là nguồn đề tài bất tận của các nhà thơ, văn và Nguyễn Dữ – 1 nhà văn với trái tim giàu lòng nhân hâu đã viết nên “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Vũ Nương…
Mở đầu tác phẩm, người đọc không khỏi thán phúc trước nghệ thuật dựng truyện và miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả, từ đó như dẫn dắt ta vào câu chuyện với những tình huống đầy bất ngờ và lôi cuốn để làm toát lên vẻ đẹp của Vũ Nương, như từ đầu đã giới thiệu, đó là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” với những đức tính ấy, đáng ra, Vũ Nương phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm… Nhưng không, Trương Sinh đã bỏ ra 100 lạng vàng để cưới nàng về làm vợ, đó cũng là dấu hiệu của một cuộc hôn nhân không bình đẳng… Tuy sống với 1 người chồng ít học, hay ghen, đa nghi lại phòng ngừa quá mức, nhưng với phẩm chất giàu đức hy sinh, Vũ Nương luôn cố giữ gìn khuôn phép, chưa bao giờ để gia đình xảy ra mối bất hòa, thế nhưng… cuộc sống gia đình hạnh phúc chưa được bao lâu thì Trương Sinh do ít học phải đi lính đợt đầu? Ngày tiễn đưa chồng, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy… “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hào, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày trở về mang theo được 2 chữ bình yêu” với những lời nói ân cần dịu dàng, như càng giúp ta hiểu hơn về Vũ Nương – 1 người vợ đầy tình nghĩa, không màng danh lợi vinh hiển, chỉ mong chồng được trở về bình an…
Xem thêm những tác phẩm trong “Việt Nam danh tác”
- Số đỏ: Đứa con đáng tự hào của ông vua đất Bắc
- Ai hát giữa từng khuya: Gương mặt lạ trong Việt Nam danh tác
- Tố tâm: Cánh hoa sa mưa
Rồi nàng còn cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao, nơi chiến trận mà chồng phải chịu đựng “Việc quân khó nhọc, thế giặc khôn lường…” rồi nàng còn nói lên những nỗi nhớ nhung khắc khoải ngóng trông ngày chồng về “Thổn thức tâm tình, thương người đất thú” đây là những lời nói ân tình đằm thắm của nàng khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào xúc động trước tấm chân tình của 1 người phụ nữ như Vũ Nương…
Khi xa chồng, tình cảm của Vũ Nương được tác giả xây dựng bằng những hình ảnh ướt lệ, độc đáo để nói lên sự thủy chung yêu chồng tha thiết và nỗi buồn cứ kéo dài theo năm tháng… “Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” đó là cách mà tác giả mượn cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự trôi chay của thời gian, làm nổi bật lên vẻ đẹp của Vũ Nương…
Đâu chỉ vậy, nàng còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền, vừa một mình nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng trong những lúc ôm đau, bệnh tật, lo thuốc thang, lễ bái thần phật, luôn ân cần dịu dàng, lựa những lời ngon ngọt để khuyên lơn mẹ…
Để rồi trong những lời trăn trối cuối cùng của bà mẹ chồng “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ…” đó âu cũng là 1 cách đánh giá, ghi nhận công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng, 1 con người hết lòng vì gia đình, hiếu thảo, thủy chung, lại tận tình chu đáo và hết mực yêu thương con…
Với nhân cách như vậy, đáng lẽ ngày chồng về phải là 1 ngày hạnh phúc của 1 gia đình êm ấm, thế những không khí ngày Trương Sinh trở về không vui mà đượm sắc thái ngậm ngùi, Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất, chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói… mà Trương Sinh cứ đinh ninh là vợ hư “Mẹ Đản đi đâu, cha Đản theo đó” đã mắng nhiếc và đuổi đi… Vỗn là 1 kẻ ít học, ghen tuông vô cớ, lại hồ đồ vũ phu… Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ của vợ. Trong tình huống này, những lời phân trần của Vũ Nương càng làm cho nàng trở nên đẹp hơn với những phẩm chất của người phụ nữ… người vợ, người mẹ hết lòng bao dung vị tha vì gia đình…
Ở lời thoại thứ nhất, nàng như phân trần để chồng hiểu rõ về tấm lòng của mình, để khẳng định tấm lòng chung thủy “cách biệt 3 năm giữ gìn 1 tiết” và nàng cầu xin Trương Sinh đừng nghi oan cho mình, có nghĩa là nàng đã cố gắng hết sức để hàn gắn cái gia đình hạnh phúc đang có nguy cơ tan vỡ…
Thế nhưng, Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần của nàng, mọi sự biện bạch của hàng xóm, nàng bị đẩy vào bi kịch, bị vu oan là một người vợ mất nết hư thân.
Nỗi đau đớn thất vọng khi bị đối xử bất công, đó cũng là nỗi lòng của nàng được giãy bày ở lời thoại thứ 2, được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những hình ảnh ướt lệ, giàu sức biểu cảm “Nay trót đã bình rơi, trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió…”. Ngay cả quyền bảo vệ cho chính mình còn không có, ngay cả khi họ hàng hàng xóm bênh vực cũng trở nên bất lực. Hạnh phúc gia đình là khát khao bị tan vỡ, tình yêu không còn thì nỗi chờ chồng hóa đá cũng không thể nào làm được. Thất vọng đến tột cùng, nàng phải tìm đến dòng sông quê hương để bày tỏ lòng trong trắng của mình, những lời thoại của Vũ Nương như lời than, lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và tiết trong sạch của mình…
Tình tiết câu chuyện đầy kịch tính càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Vũ Nương – 1 người vợ hiền lành đầy tiết nghĩa, thủy chung, 1 nàng dâu hiếu thảo, 1 người mẹ hết mực yêu thương con…, đó là những gì mà tác giả NGUYỄN DỮ muốn gửi gắm đến người đọc về hình ảnh của Vũ Nương hay cũng như bao người con gái khác sống trong Xã hội phong kiến… để rồi Lê Thánh Tông đã viết bài thơ “Lại loài viếng Vũ Thơ”
“Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng”
Chiếc bóng thứ 2 xuất hiện, như nút mở câu chuyện, để giải oan cho Vũ Nương, hiểu chuyện, Trương Sinh chỉ phán 1 câu “Chuyện trót đã qua rồi”. Tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo… để Vũ Nương gặp được Trương Sinh…
Đọc câu chuyện, như càng giúp ta hiểu hơn, yêu hơn Vũ Nương bao nhiêu thì lại khiến ta căm ghét cái xã hội phong kiến đang thối nát và suy tàn bấy nhiêu… đó không chỉ là 1 Vũ Nương, còn là 1 nàng Kiều, 1 Hồ Xuân Hương chịu nhiều cay đắng trong cái xã hội cổ hủ lạc hậu – 1 xã hội nam quyền đẩy rẫy những bất công ai oán…
Bài viết review này là của bạn Kết Kết Baka được đăng trong group Hội Yêu Sách.