Sông Đông Êm Đềm – Bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất tựa như tấm biên niên sử lí tưởng về con người được đặc cách của Chúa rơi xuống trần gian.
1b63f02a2805026c2333e223e9f60724
Sông Đông êm đềm là tác phẩm giúp Sholokhov được tặng Giải Nobel văn học năm 1965 đồng thời cũng khiến tên tuổi của ông bị bôi nhọ, phỉ báng trong đau đớn đến tận lúc hơi thở đã hóa vào hư không vĩnh hằng. Nhưng giống như ai đó đã nói: văn chương là bầu sữa mẹ nuôi lớn thế giới. Có những tác phẩm sinh ra để hàng trăm thế kỉ sau giúp nhân loại nhận ra chân thân của chính mình trong một thế giới tự do hơn, không còn biên giới lãnh thổ, không còn thước đo thời gian căn lề từng tý, không còn những định kiến, trù dập bởi khuôn vàng thước ngọc của định giới nó phôi thai nữa. Nó được là nó, dẫu trắng, dẫu đen thậm chí biến dị thành xám bởi một sự phối kết quái dị nằm ngoài dự tính của đức chúa trời. Sông Đông êm đềm chính là một cuốn sách như thế.
- Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane: Tình yêu là Giờ học dài một đời người
- [Paulo Coelho] Nhà giả kim – hành trình phiêu lưu định mệnh của cậu bé chăn cừu
- Bố Già – Cuốn sách dành riêng cho những người đàn ông xuất chúng
Cuốn sách miêu tả một giai đoạn lịch sử 10 năm từ 1912-1922 tập trung ở hai bờ sông Đông và một làng quê người Kozak ở ven sông đồng thời cũng khắc trọn vẹn 10 năm cuộc đời của nhân vật Gregori Melekhov.
Anh đem lòng yêu Aksinia, vợ người hàng xóm nhưng để ngăn cản mối quan hệ này phát triển khó thể cứu vãn, gia đình Melekhov đã dạn hỏi và cưới Natalia cho Gregori. Gregori và Aksinia cùng nhau bỏ đi biệt xứ làm thuê để lại Natalia tủi nhục, khuất nhục vì bị chồng mới cưới ruồng bỏ mà quyên sinh nhưng may mắn không chết ở phía bên kia bờ sông Đông. Sau đó, Gregori bị bắt buộc đi lính tham chiến vào Thế chiến I. Khi về phép, chàng phát hiện Aksinia vì quá cơ cực, nghèo đói, đứa con đầu lòng chết vì bệnh tật mà nàng đã dan díu với con trai chủ nhà. Gregori quay về với Natalia và sau hết nghỉ phép quay về quân ngũ, Natalia sinh đôi một trai, một gái. Sông Đông giống như một nhân chứng sống cho cuộc đời Gregori bất hạnh, vò võ vì cô đơn, hối hận, chán ghét tính chất vô nhân đạo của chiến tranh.
Sau những mất mát về lòng tin, sự trong trắng của người phụ nữ trong thời kì chiến tranh, Gregori vẫn quay lại với Askinia khiến Natalia một lần nữa tuyệt vọng. Nàng tìm đến bà lang để bỏ đi giọt máu của hai người, nhưng do mất máu quá nhiều, nàng ra đi. Trải qua nhiều biến cố về chính trị, Gregori Melekhov bỏ trốn theo quân thổ phỉ đến khi hết đường trốn chạy, chàng ước mong mang Aksinia bỏ chạy thật xa vì mong muốn, khát cầu một cuộc sống bình yên nhưng Aksinia trúng đạn chết trong vòng tay Gregori trên đường trốn chạy. Tất cả Gregori còn lại trên mặt đất này chỉ là đứa con trai duy nhất.
Dẫu hay được đặt trên bàn cân so sánh với các tác phẩm lớn về chiến tranh như “Chiến tranh và hòa bình”, “Số phận một con người”, “Chuông nguyện hồn ai” nhưng Sông Đông êm đềm vẫn khẳng định được giá trị thời đại kinh điển của mình trong văn đàn Nga nói riêng, văn đàn thế giới nói chung. Bộ tiểu thuyết vĩ đại này sẽ kéo chúng ta đến hố sâu nhân tính do chiến tranh khoét đục thành, chỉ vào đó và dõng dạc nói rằng khi bình yên không được đếm xỉa tới, nó sẽ chết trong tức tưởi và phanh thây giữa bàn cờ âm mưu chính trị, quân sự phi nhân tính này.
Trắng, đen và…xám
Sông Đông êm đềm dắt dẫn tâm trí người đọc đến một sông Đông không hề yên ả, không hề êm đềm mà tràn đầy hơi thở rất nóng của nhân gian, của thời cuộc, tiêu biểu cho bức tranh khắc họa chân thật về sự tàn bạo, tính chất vô nghĩa của chiến tranh trong những ngày đầu Thế chiến thứ I. Số phận con người bị xô đẩy từ “phe đỏ” sang “phe trắng” như một miếng giẻ rách trong cuộc chiến giành giật của hai bên quái thú to ác, hung hãn, ngang tàn. Sholokhov đập vỡ quan niệm về chiến tranh mà các nhà cầm quyền gieo rắc vào đầu con dân của họ.
Bên trong đó, những dòng văn vẫn thấm đượm cảnh vật quê hương đất nước, những tập tục, bài hát dân ca hòa quyện vào các chàng trai, cô gái Kozak coi sông Đông như điểm tựa cuộc sống. Sông Đông là mẹ tự nhiên nuôi nấng họ bởi dòng nước ngọt, bởi những au cá ngọt từ thịt đến xương, bởi những mối tình đầu thơ mộng, lãng mạn, bởi những khúc tráng ca trong lịch sử. Dẫu có lúc sông Đông cáu bẳn bực tức ra sao thì nó vẫn hung dữ mà dịu dàng đến kì lạ. Có thể nói tâm hồn của mọi nhân vật được Sholokhov khắc họa chân thật cả mặt trắng, mặt đen giống như sông Đông.
Đó là một Gregori táo bạo, chính trực, đầy lòng tự trọng nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn, tư hữu. Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt quyền lợi của cộng đồng Kozak, xâm phạm bờ cõi truyền thống, danh dự của con người Kozak. Bản thân chàng cũng mang trọng tội khi phản bội lại chính quyền Xô Viết và một mình trơ trọi giữa cuộc đời. Con người bên lề cuộc chiến dường như không còn được sống với đúng nghĩa con người nữa. Đó là Askinia với “lọn tóc trên cái gáy rám nắng” quyến rũ, dám đứng lên đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để được yêu thương nhưng cũng có lúc không vượt qua được bản năng rất đàn bà, ngã vào vòng tay người khác. Đó là Natalia với bản tính yếu đuối, nhu nhược, cam chịu nhưng nhất mực thủy chung, dịu dàng và đằm thắm. Những con người ấy, ai cũng có trong mình những mâu thuẫn nội tại rất chân thật và bởi vì nét thật ấy mà họ sống mãi trong tim độc giả ngàn đời với từng mảng gam màu dù trắng hay đen hay xám.
Nếu ai đó hỏi bạn về chiến tranh, bạn sẽ trả lời ra sao? Hãy trả lời thật lòng rằng, hỡi những con người luôn mong chờ một tình yêu ban đầu mát rượi, tươi mới ơi, khi tâm hồn bạn là những chàng trai, thiếu nữ đôi mươi như sông Đông, chiến tranh sẽ phô tỏ cho bạn thấy, có một nét đẹp đau đáu gì đó ở đây, đó chẳng là gì khác ngoài tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước dám chiến đấu vì bờ cõi. Đến tận cuối trang tiểu thuyết, tôi vẫn không sao hiểu được trong đầu cứ vừa vang lên câu câu hát Việt Nam “Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình” hòa quyện cùng câu hát cổ nước Nga:
“Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Kozak Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta bầy trẻ thơ côi cút Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”
Sông Đông êm đềm chính là khép lại vào một chiều mưa rả rích như thế với hai câu hát trĩu nặng tình người, tình nước non sau khi đã phanh phui no đủ bộ mặt của chiến tranh trên bản đồ văn học thế giới.
:
- Nn7qn3ge” Nn7qn3ge
- zWPJka2f” zWPJka2f
- JusE7qZp” JusE7qZp
- : 9t7s4kHC” 9t7s4kHC
Xem thêm: