Rất nhiều vấn đề đơn giản đến phức tạp trong cuộc sống, đôi khi tư duy như một kẻ lập dị sẽ giúp bạn giải quyết chúng một cách gọn gàng và thông minh hơn.
Đó là thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích được 2 tác giả kinh tế học Steven D Levitt & Stephen Dubner viết nên trong tập hợp những câu chuyện hài hước được trích dẫn ra từ trong cuốn sách này, có thể xem là tập 3 trong series Kinh tế học hài hước vốn rất nổi tiếng và được phổ cập rộng rãi trong giới kinh tế học dị thường.
- Đọc vị bất kỳ ai – Để không bị lừa dối và lợi dụng
- [Tủ sách lập nghiệp quảng cáo] Ngấu nghiến, nghiền ngẫm : Sáng tạo là bất quy tắc
Khác với 2 cuốn sách trước, Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị chỉ tập trung chủ yếu tới phương án tư duy đơn giản, lập luận theo hướng thực dụng hơn, thay vì nghĩ tới những điều vĩ mô hoành tráng.
ae2210499ded999fc28fa212fa7d58a9
Điều đặc biệt là những chương trong cuốn sách này đều kể ra những câu chuyện dị thường, dưới góc nhìn của những nhà kinh tế học, lại đặc biệt được hiểu một cách hết sức logic.
Ba từ khó nói nhất trong tiếng Anh? Học cách trả lời câu hỏi theo tư duy như một kẻ lập dị
Nếu tư duy thông thường, độc giả sẽ đoán là gì? I love you, tôi yêu bạn hay đại loại là một lời tỏ tình?
Thực tế đó có phải là một trong những câu khó nói nhất?
Để tư duy lập dị hơn, bạn hãy tưởng tượng mình phải trả lời những câu hỏi nhanh sau khi nghe câu chuyện đơn giản sau:
Có một cô bé tên là Mary ra bãi biển cùng với mẹ và anh trai. Họ lái xe màu đỏ. Trên bãi biển họ bơi, ăn kem, đùa nghịch trên cát và ăn trưa với vài chiếc bánh kẹp.
Có 4 câu hỏi sẽ cần bạn trả lời thật nhanh
- Chiếc xe màu gì
- Họ có ăn trưa với cá rán và khoai tây chiên không?
- Họ có nghe nhạc trên xe không?
- Họ có uống nước chanh vào bữa trưa không?
Bạn sẽ trả lời như thế nào trong những câu hỏi này? 3 từ khó nói nhất chắc chắn sẽ xuất hiện trong câu trả lời vừa rồi của bạn. 100% chắc chắn!
Tiết lộ thêm cho bạn, lời giải sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn trả lời xong câu hỏi số 4.
Giải quyết vấn đề khó khăn theo cách lập dị của vua Solomon
Chúng ta đều biết một câu chuyện, kể về vua Solomon phân chia đứa trẻ.
Có 2 bà mẹ đều tự nhận đứa trẻ ấy là con của mình, trong khi một mực khẳng định người kia dối trá. Và cả 2 mang đứa bé tới đức vua Solomon để nhờ ngài phân xử.
Ông lạnh lùng phán: Cả 2 đều là mẹ của đứa bé, vậy thì cắt đôi đứa bé ra, mỗi người một nửa.
Dĩ nhiên là 2 bà mẹ phản ứng theo 2 thái cực khác nhau. Một người mỉm cười đồng ý. Người kia hoảng hốt cầu xin ” thôi tôi không cần đứa bé nữa, ngài hãy phán cho đứa bé thuộc về người kia”.
Tư duy theo cách thông thường thì thật khó để tìm ra được ai mới là mẹ của đứa trẻ. Lẽ dĩ nhiên thì 2 người chắc chắn có 1 kẻ nói dối, và với vua Solomon, ông biết ngay người mẹ mỉm cười kia là một kẻ độc ác dối trá đến cùng cực.
Thuyết phục người khác theo phong cách lập dị
Một cuộc khảo sát, chẳng hạn như vận động hiến máu, một phiếu khảo sát thông thường sẽ có câu hỏi
Quan điểm của bạn về việc đi hiến máu?
- Tốt cho cộng đồng. Mình vì mọi người. Nghĩa cử cao đẹp
- Hiến máu để tăng/giảm cân, giúp mình, lợi người
- Hiến máu là không nên, vì bệnh viện bán máu với giá cao cho người mua, trong khi lợi dụng người hiến để trục lợi
- Mình đi hiến máu chỉ vì thấy bạn bè mình cũng đi hiến máu
Nếu khảo sát công khai, bạn sẽ nhận ra tất cả những lý do tốt đẹp đều được đưa ra, điển hình là khoảng 80% sẽ chọn phương án 1, 15% chọn phương án 2, 5% chọn phương án 3 và không có ai chọn phương án 4.
Và nếu bạn là một nhà marketing và muốn vận động mọi người đi hiến máu, khi nhìn thấy bảng khảo sát này, một chiến dịch để thu hút người đi hiến máu sẽ là gì?
Chắc chắn bạn sẽ ưu tiên giơ cao ngọn cờ chính nghĩa với thông điệp “hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp”….
Trên thực tế thì tư duy như một kẻ lập dị, một nhà marketing sẽ phải nhắm tới một hướng suy nghĩ khác, thực dụng hơn nhiều, nếu muốn đạt được mục đích là vận động hiến máu được đông đảo và thành công hơn. Bởi đơn giản thì quan điểm số 4 mới là suy nghĩ thực sự của rất nhiều người.
Bất ngờ phải không? Hài hước, đột phá & vô cùng lý trí. Đó là 9 chương sách được tổng kết lại trong cuốn sách này. Mỗi chương tác giả đều vẽ lên những viễn cảnh đẹp và lời giải đáp vô cùng lập dị. Nhưng sau tất cả, kết quả của phương án lập dị đó, đã thành công vang dội.
Bạn có muốn trở thành một người tư duy như một kẻ lập dị?
Hầu hết chúng ta đều muốn trở nên siêu phàm, giỏi giang hơn. Và lẽ dĩ nhiên là nếu ai cũng hành động giống hệt nhau, bất chấp sự chăm chỉ, kết quả vẫn là thất bại.
Nếu bắt một con cá phải leo cây chỉ để chứng tỏ năng lực của mình, có thể nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình vô dụng
Đó là lý do ở chương cuối cùng của cuốn sách, 2 tác giả kinh tế học vô cùng hài hước của chúng ta nêu lên một thông điệp quý báu: Hãy biết từ bỏ đúng lúc.
Từ bỏ không phải là thất bại, từ bỏ đúng lúc chính là một chiến thắng vĩ đại.
Người bình thường đã quen với câu nói “Không bao giờ bỏ cuộc, vì kiên trì tới cùng chắc chắn sẽ thành công, chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ”.
Còn với quan điểm lập dị của những nhà kinh tế học viết nên cuốn sách này, từ bỏ khi mục tiêu trở nên bất khả thi, mới là một quyết định của chiến thắng.
Chẳng hạn như nếu bạn cố học cách tư duy như một kẻ lập dị mà thực hiện mãi không xong, thì nên bỏ cuộc sớm nhé. Cứ bình thường, tư duy bình thường, nhưng gặt hái được kết quả thành công, ấy mới là chiến thắng đầy xứng đáng!
:
- : aVJVhUzx” aVJVhUzx
- vfkUqaxn” vfkUqaxn
- SwG4Zkm1″ SwG4Zkm1
- HHS6pt7n” HHS6pt7n
Cùng tác giả: