Tác phẩm “ Giây Phút Này” ra mắt công chúng lần đầu  năm 2015,  cũng như những tác phẩm khác của Musso, Giây Phút Này gây ra một vụ nổ lớn. Một ngọn hải đăng đã cũ, một căn phòng cấm, một lời nguyền xuyên qua ba thế hệ. Để rồi một cuộc gặp định mệnh, một tình yêu nồng cháy và một trận chiến khốc liệt với thời gian- liệu có phá bỏ được lời nguyền. Giây phút này- tác phẩm hồi hộp đến nghẹt thở với một cái kết không thể đoán trước. Đây là bức màn siêu thực về thời gian và những giá trị cốt lõi đằng sau nó. 

Nguồn gốc của gia tộc Costello và lời nguyền của ngọn hải đăng hai mươi tư ngọn gió 

Cuộc sống của Arthur Costello hoàn toàn bị đảo lộn khi anh được cha của mình- Frank Costello để lại cho anh  quyền thừa kế ngọn hải đăng cùng một căn phòng cấm. Vậy sự thật đằng sau ngọn hải đăng ấy là gì? và vì sao Frank lại nói với Arthur rằng: “Hứa với ta, con nhất định không được mở cánh cửa dẫn đến căn phòng đó” Và “ Con nhất quyết không được tin bất kì một ai kể cả cha của mình” 

Tìm kiếm bài review cuốn sách bạn muốn

Nhưng đáng tiếc thay, sự tò mò cùng với nỗi niềm băn khoăn về bí ẩn của ngọn hải đăng liên quan đến cái chết của ông nội Sullivan đã thôi thúc anh chàng Arthur mở cánh cửa dẫn đến căn phòng định mệnh ấy. Chính vào giây phút Arthur đặt chân vào căn phòng thép ấy cũng là lúc anh thay thế ông nội mình viết tiếp chặng đường 24 năm thanh xuân tua nhanh trong vòng chỉ vỏn vẹn 24 ngày.  

reviewsach.net giay phut nay

Musso lại một lần nữa thành công khiến cho độc giả lạc lối trong từng con chữ và từng trang sách của mình. Kể cả khi bạn cam đoan rằng mình không đọc sót bất kỳ chi tiết nào của tác phẩm thì bạn cũng không thể nào hiểu được chuyện gì đang và đã xảy ra với nhân vật chính của tác phẩm- anh chàng Arthur vậy? Đó là sự tài hoa trong văn phong của Musso. Rất biết cách giữ chân độc giả đến trang sách cuối cùng. 

Lời nguyền ngọn hải đăng hai mươi tư ngọn gió- một lời nguyền xuyên qua ba thế hệ. Người đầu tiên hứng chịu lời nguyền này là Nicolas- người đầu tiên sở hữu ngọn hải đăng với căn nhà đón 24 ngọn gió, tiếp theo đó là ông nội của Arthur- ông Sullivan và người cuối cùng là Arthur. Cả ba người họ đều vì sự tò mò bứt rứt mà đã phải trả một cái giá quá đắt- một chuyến du hành thời gian 24 năm cuộc đời trong vòng 24 ngày. Mỗi một lần 24 giờ trôi qua là một lần nhảy cóc thời gian nhiều nhất là 14 tháng và ít nhất là 6 tháng tiếp theo. 

Hãy thử nghĩ xem nếu bỗng nhiên một ngày bạn thức dậy và nhận ra rằng mình rơi vào vòng lặp thời gian và chỉ được phép sống 1 năm trong vòng 1 ngày thì bạn sẽ làm gì? Còn đối với Arthur- “ Tôi đã phạm phải tội lỗi nào không thể dung thứ mà phải trả giá bằng cách này” Nghe thật đau xót làm sao. 

24 năm = 3 tuần- Người đàn ông vắng bóng

Chuyến du hành thời gian kỳ dị nhất của Arthur kéo dài từ năm 1991 đến năm 2015- một chuyến du hành đáng sợ mà anh phải đánh đổi bằng tất cả những gì anh có.  

“ Tim tôi đập lồng lên khi tôi nhận ra từ dưới phố đang dâng lên là mùi thơm ngọt mát của bánh nướng vị hoa cam… một luồng điện khiến tôi giật bắn mình… cơ thể tôi tê liệt.. tan rã” 

“ Hai mí mắt sưng phồng, toàn thân xương khớp cứng đờ và mình mẩy tê bại, cơn đau mùa đầu như khoan vào sọ, những tiếng ù ù trong tai, cảm giác khó chịu vì hai chân bị cưa lìa” 

Hai đoạn điệp khúc này được Musso lặp đi lặp lại vô số lần trong từng trang sách. Là dấu hiệu của việc Arthur đã hết thời gian của một ngày hay là một năm và là dấu hiệu anh nhảy vọt sang một năm mới- một cuộc hành trình mới. Xuyên suốt 24 năm nhưng ngắn như 24 ngày của Arthur, Musso đã khiến anh đi từ tâm trạng hoảng loạn khi không biết mình đang ở đâu và đang gặp vấn đề gì, cho đến tuyệt vọng khi biết được sự thật rằng không có cách nào phá bỏ lời nguyền chỉ còn cách bước tiếp, nhưng rồi lại là hạnh phúc và hy vọng khi trong 24 ngày ấy anh đã gặp được tình yêu của đời mình Lisa và thậm chí trong 24 năm được tính bằng ngày ấy anh đã xây dựng cho mình được một gia đình nhỏ với hai đứa con bé bỏng. Gia đình chính là động lực giúp cho Arthur tiếp tục bước tiếp mà không bỏ cuộc.  

Nhưng Musso- đúng như cách mà mọi người vẫn mệnh danh về ông- Stephen King của nước pháp đã đánh cho Arthur một đòn tử thần “ Khi thổi qua, hai mươi tư ngọn gió sẽ chẳng còn lại gì”. Arthur vắng bóng trong cuộc đời của mỗi người thân của anh và vắng bóng trong chính số phận cuộc đời anh. 

giay phut nay review bay reviewsach.net

Con người ta sợ nhất điều gì? Bị lãng quên trong sự cô độc hay không còn đủ thời gian để sống

Đặc sản của Musso không phải là sự ma mị hay máu me trong từng vụ án mà nằm ở giá trị cốt lõi sâu thẳm trong bức màn thế giới siêu thực mà ông vẽ ra cho chính nhân vật của mình.  

24 năm chỉ ngắn bằng 24 ngày- điều đó là điều không thể ở thế giới này. Tuy vậy câu chuyện siêu thực này phảng phất một giá trị cốt lõi sâu xa mà Musso muốn thể hiện: “ Thời gian vốn là người chơi tham lam, lúc nào cũng thắng dù chẳng hề gian lận, thời gian sẽ không chờ đợi một ai cả 24 năm cuộc đời có thể hoàn toàn rút ngắn thành còn 24 ngày nếu như ta phí hoài nó”.   

Trân trọng và yêu thương từng giây phút được sống, được thở và được yêu. Vì ai biết được một ngày thức dậy, những điều mà được coi là hiển nhiên có sẽ biến mất và những điều còn lại là sẽ chẳng còn lại gì ngoài sự quên lãng.  

Musso đã gửi gắm tất cả những giá trị này qua chính nhân vật của mình, ông để của Arthur biết sợ, biết tiếc, và biết khao khát cuộc sống thường nhật hằng ngày của mình đến thế nào. Bằng tài năng sử dụng ngôn từ, nhập vai không tưởng, là một người dẫn đường tài ba Musso đã khiến chúng ta đi từ bất ngờ này cho đến bất ngờ khác. Musso không hề muốn buông tha cho độc giả khi để cho người đọc nghẹt thở đến trang sách cuối cùng.   

Tiểu Thuyết phảng phất cuộc đời của chính tác giả 

Nhắc đến cái hay trong văn phong của Musso mà không nhắc đến sự bẻ lái đến sửng sốt ở mỗi cái kết thì thật là một thiếu sót lớn. 

Cũng giống như những tác phẩm khác của Musso, Giây Phút Này như một cơn lốc xoáy đáng sợ kết thúc một cách không thể bất ngờ hơn. 

Thật là có tội khi tiết lộ trước cái kết của Giây Phút Này. 

Tuy nhiên mọi câu chuyện siêu thực cũng đều chỉ là một tiểu thuyết, người viết hay chính là tác giả có quyền quyết định sự sống của chính nhân vật của mình. Một cái kết mở hay một cái kết rõ ràng- đâu mới là lối thoát cho chính nhân vật của mình. Musso hẳn đã rất băn khoăn điều này khi viết cái kết cho Giây Phút Này 

Dù là như thế nào thì cái kết tác phẩm vẫn để lại trong lòng độc giả một nỗi niềm của chính Musso : “Tiểu thuyết trinh thám dù siêu thực nhưng một phần nào đó chính là câu chuyện của cuộc đời ông, dù 24 ngọn gió sẽ thổi chẳng còn lại gì nhưng chọn viết tiếp câu chuyện ấy như thế nào mới là điều quan trọng” Và điều này phụ thuộc vào lựa chọn của chính tác giả.  

Giây phút này là một tác phẩm để lại tiếng vang lớn cho Musso. Cũng giống như những tác phẩm trước của ông, câu chuyện đến như một cơn vũ bão không báo trước và di chứng nó để lại thì cũng khiến độc giả vương vấn một thời không thôi. Musso luôn biết cách giữ chân độc giả bằng cái kết run rẩy của mình.  

Link mua sách: