Các độc giả của Musso thường nói để tìm lại một bầu trời tiểu thuyết của ông, cách nhanh nhất chính là tìm đến “Dưới một mái nhà ở Paris”. Ra mắt công chúng lần đầu năm 2012 , Dưới một mái nhà ở Paris được đánh giá là một bước đột phá lớn trong sự nghiệp “Dụng bút hay dao” ghim vào trái tim độc giả của Musso.
Mô típ cũ: Cuộc gặp gỡ định mệnh
Musso- được mệnh danh là một người nghệ sĩ có tài biến hóa khôn lường trong từng chi tiết, có những cú kết ngoặt khiến cho độc giả không khỏi sửng sốt thì cũng giống như những người nghệ sĩ khác, Musso vẫn luôn giữ cho mình một màu sắc riêng xuyên suốt qua từng tác phẩm. Và đó chính là “ Cuộc gặp của duyên số” nơi khởi nguồn của mọi tiểu thuyết lừng danh.
4f187a599a8bccd9df86292b59fdbd6d
Giống như cách mà ông đã làm với “Cuộc gọi của thiên thần”, “ Ngày mai”, “ Central Park” “Dưới một mái nhà ở Paris” đặt dấu ấn đầu tiên cho bức tranh nghệ thuật về một Paris tưởng chừng như thơ mộng nhưng lại đầy ẩn khuất bằng cuộc gặp gỡ định mệnh của hai nhân vật chính: cô nàng Madeline và anh chàng Gaspard.
Madeline- một nữ trinh sát đã từng có một khoảng thời gian rất huy hoàng trong sự nghiệp cảnh sát của mình với hàng loạt những vụ án hóc búa được phá thành công thì giờ đây tất cả đã chỉ là quá khứ, cô mệt mỏi với quá khứ bị phản bội và rơi vào vòng xoáy muốn tìm được mái ấm cho riêng mình.
Gaspard- một nhà viết kịch lừng danh nổi tiếng từ những vở kịch mang đậm màu sắc u tối và góc khuất của xã hội đầy những hiểm nguy và tệ nạn, chỉ đáng tiếc rằng những vở kịch ấy lại chính là khởi nguồn của chính con người anh- sợ xã hội, xa lánh xã hội và mất hy vọng với cuộc sống này.
Hai con người, hai số phận, nhưng chung hoàn cảnh vô tình gặp được nhau vào mùa Giáng sinh năm 2012 tại Paris- vùng đất mà cả hai chọn để nghỉ ngơi, buông bỏ cuộc sống bế tắc của chính mình. Vẫn giống như cách Musso đã làm với tất cả các tuyến nhân vật của ông, ông trói buộc Gaspard và Madeline ở trong căn nhà nghệ thuật mê hoặc lòng người- căn nhà của họa sĩ quá cố Sean Lorenz. Cả hai đều bị nghệ thuật của Sean mê hoặc đến mức chính họ đã tự đẩy mình vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, buộc phải sống cùng nhau, buộc phải cùng nhau vén màn bí mật về ba bức tranh cuối cùng của nghệ sĩ quá cố Sean Lorenz, buộc phải cùng nhau tìm ra sự thật đằng sau ánh hào quang của những bức họa kiệt tác vượt qua dòng thời gian để ở lại với trần thế.
Musso đã trói họ vào nhau? Cái bẫy đen đủi hay sự giải thoát cho chính cuộc đời của Gaspard và Madeline?
Số phận lồng số phận, bi thương đè bi thương
“Dưới một mái nhà ở Paris” là một sự đột phá hoàn toàn mới mẻ của Musso. Vẫn là màu sắc ấy, vẫn là văn phong ấy nhưng ông đã thổi hồn vào tác phẩm này một làn gió mới, một làn gió của sự trưởng thành và táo bạo “Chưa từng thấy một tác phẩm nào của Musso lại khiến độc giả đi lạc trong chính tác phẩm mà họ chắc chắn là mình đã dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để theo dõi từng chi tiết, quá nhiều cuộc đời trong cùng một tác phẩm”
Người họa sĩ quá cố tài ba nhưng bất hạnh- Sean Lorenz. “ Sean là họa sĩ không thể xếp hạng, anh ấy không thuộc về bất kỳ trường phái nào cũng không phải tù nhân của bất cứ đền thờ nào” “ Lorenz là Lorenz vậy thôi” “ Những bức tranh của anh thuộc một trường phái nghệ thuật khác lạ của riêng anh”. Sean- người họa sĩ quá cố đã được mệnh danh như thế khi anh đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tranh trừu tượng và cũng là bởi vì anh gặp được Penelope- người vợ anh yêu và cũng là khởi nguồn cho cảm hứng nghệ thuật bất tận của anh. Tuy nhiên, cái chết của Julian – đứa con trai mà anh yêu quý đã khiến cho Sean mất hoàn toàn cảm hứng sáng tác và anh rơi vào hố sâu của bi kịch. Trước khi chết Sean để lại ba bức họa và với lời nhắn ẩn sâu trong bức họa cuối cùng: “ Julian vẫn còn sống”
Người trinh sát tài năng nhưng thiếu thốn tình yêu thương- Madeline. Madeline- cô đã từng là nữ cảnh sát lừng danh phá được hầu hết các vụ án hóc búa mà tưởng chừng đã bị bỏ ngỏ trong một khoảng thời gian dài, máu cô đang chảy dòng chảy của trí tuệ, logic và phán đoán chuẩn xác. Dòng máu ấy chợt ngừng lại khi cô bị phản bội bởi chính tình yêu của cuộc đời mình.Cô muốn có một gia đình mà khó đến vậy sao.
Nhà viết kịch nổi tiếng u uất-Gaspard- anh yêu nghệ thuật đến mức chán ghét cuộc sống này, anh nhìn thế giới bằng một màu xám xịt, xung quanh anh bủa vây những điều xấu xa, tàn ác của xã hội, của loài người. Và anh thể hiện điều đó qua những vở kịch của mình.
Cảnh sát hay người hành quyết- Vua Cây Trăn- Adriano, anh có một tuổi thơ bất hạnh để tạo nên một con quỷ hay là con quỷ ấy đã trú ngụ và lớn lên trong anh từng ngày.
Bốn số phận, bốn cuộc đời, Musso đã buộc họ vào nhau bởi vì ông biết rằng chỉ có họ mới có thể giải thoát cho nhau. Vẫn bằng sự tài hoa trong văn phong và cách sử dụng từ ngữ đậm phong cách Pháp nhưng theo kiểu Mỹ, Musso không hề làm tác giả thất vọng khi thành công nối chặt sợi dây giữa bốn con người ấy.
Sợi dây của số phận bắt buộc họ phải tìm thấy và giải thoát cho chính mình. Sean phải tìm thấy lại nghệ thuật trong anh, Madeline phải tìm lại dòng máu trinh sát trong mình, Gaspard tìm lại niềm tin với cuộc sống, Adriano tìm lại tình thương thơ ấu để thức tỉnh.
2211
2 con người, 2 số phận, 1 đứa trẻ, 1 tình yêu.
“Dưới một mái nhà ở Paris” đặc biệt đến độ đây không phải tác phẩm tiểu thuyết trinh thám lãng mạn bình thường, đây là tác phẩm quyến rũ gây nghiện bởi tính nhân văn mà nó đem lại. Musso đã rất tài tình khi không chỉ cho Madeline và Gaspard gặp nhau, mà ông còn khiến cho hai nhân vật chính của mình nảy sinh một thứ tình cảm. Thứ tình cảm ấy không thể gọi là tình yêu đôi lứa mà nó là thứ tình cảm thiêng liêng, tình thương nhiều hơn, tình cảm gia đình.
Trong suốt hành trình đi tìm ra sự thật đằng sau bức màn hào quang của “Thợ săn pháo hoa” ( Sean và Adriano) Madeline và Gaspard đến với nhau, làm việc cùng nhau chỉ vì lợi ích cá nhân. Madeline muốn tìm ra sự thật của vụ án Vua Cây Trăn, Gaspard muốn cứu Julian như theo anh nói bằng một cách nào đấy anh không thể lờ đi lời cầu cứu vô hình của Sean quá cố.
Ấy vậy mà Musso đã đem đến cho họ một cái kết quá đẹp.
“ Nếu rẽ phải về phía Manhattan, em sẽ viết tiếp câu chuyện đầu tiên. Nếu tiếp tục đi về phía Bắc, em sẽ sáng tạo ra một câu chuyện khác”
“ Câu chuyện thứ hai, đó là câu chuyện về một gia đình”
“ Tôi dám chắc không ai có thể bảo vệ đứa trẻ này tốt hơn chúng ta”
Hai con người lạ kỳ, va vào nhau giữa dòng đời tấp nập. Tình yêu của họ không phải tình yêu đôi lứa, cũng không phải tình yêu sét đánh sến súa màu hồng mà đây là tình yêu ở thực tại. Thứ tình yêu khởi nguồn từ sự cần nhau trước tiên và sau đó là sự phù hợp nhất lúc này để rồi cuối cùng là sự giải thoát chính mình khỏi một cuộc đời cũ để có một cuộc đời mới.
Đã từng biết rằng Musso có khả năng đem gửi gắm rất nhiều giá trị nhân văn qua từng tiểu thuyết siêu thực, nhưng “Dưới một mái nhà ở Paris” không hề siêu thực, nó là thực tại, một tình yêu thực tại hơn bao giờ hết. Nhiều khi phải lạc khỏi cuộc đời của chính mình để tìm thấy mình thật sự ở một cuộc đời khác.
Nghệ thuật Musso hay Sự Thật Musso
Trước tiên phải dành lời khen cho khả năng biến đổi ngôi xưng linh hoạt của Musso trong tác phẩm này. Không thiếu những đoạn Musso cho chính những nhân vật của mình độc thoại về chính cuộc đời và tâm trạng của mình. Không chỉ nhân vật chính mà hầu hết các tuyến nhân vật trong tác phẩm đều có một khoảng không gian dành cho mình. Điều này giúp cho tác phẩm không còn là tác phẩm mà trở thành một bức tranh nghệ thuật với nhiều gam màu khác nhau.
Cái hay ở “Dưới một mái nhà ở Paris” nằm ở sự hội tụ của các nhân vật cũ. Đã từng được gặp Madeline trong “Cuộc gọi từ thiên thần”, đã từng nhìn thấy vùng đất Manhattan- New York trong quá nhiều tác phẩm trước của Musso. Tuy nhiên, cái nhàm chán bị choán lấy bởi sự thích thú và kỷ niệm.
“ Độc giả thân mến ơi, nói gì chăng nữa, chúng cũng là bằng chứng cho thấy lòng biết ơn của tôi đối với sự hiện diện trung thành của các bạn”
“ Nghệ thuật là sự giả dối để tìm ra sự thật”
“ Dưới một mái nhà ở Paris” kết lại bằng một cái kết không những đẹp không những thỏa mãn mà còn hạnh phúc bởi những kỷ niệm và tri ân mà Musso dành cho những độc giả trung thành.
: