Bernhard Schlink không còn là cái tên xa lạ với văn học Việt Nam. Bởi lẽ năm 2015, ông cho ra mắt độc giả Việt Nam cuốn “The Reader” bản dịch Tiếng Việt mang tên “Người đọc” kể về tội ác của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Tháng 5 – 2017, cuốn “Người đàn bà trên cầu thang” là ấn phẩm tiếp theo được bạn đọc Việt Nam ưa thích. Cuốn tiểu thuyết đã lọt vào Top những quyển sách bán chạy nhất của tạp chí Der Spiel và tiếp tục được bán bản quyền dịch cho hơn 10 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

f564013497910bdcd7c8b99b6406a5b0.js”>

Bức tranh người đàn bà trên cầu thang và câu chuyện tình yêu

Người đàn bà trên cầu thang là cuốn tiểu thuyết ngắn chỉ hơn 180 trang. Với người yêu văn học, 180 trang có thể nhanh chóng đọc liên tục trong vòng 3 tiếng, nhưng để hiểu được cuốn sách với nội dung ẩn sâu dưới lớp ngôn ngữ thì buộc phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu về lịch sử và văn học Đức. Bởi đây không đơn giản là câu chuyện tình yêu giữa gã họa sĩ, anh luật sư, nhà tài phiệt và người đàn bà mang tên Irene, đằng sau nó là lịch sử nước Đức giai đọan chia cắt hai miền Đông Đức – Tây Đức. Chính vì thế thông điệp được truyền tải thông qua câu chuyện tình xoay quanh năm nhân vật với mối liên hệ là bức tranh người đàn bà trên cầu thang, mang đến cho người đọc nửa dịu êm của chuyện tình yêu, nửa rối ren của thời loạn lạc lịch sử. 

Cốt truyện được tạo nên bởi sợi dây liên kết là bức tranh vẽ Irene bước xuống cầu thang. Đó là bức tranh đẹp, có hồn, thành công nhất của gã họa sĩ. Cô gái Irene năm đó tràn ngập nhựa sống tuổi trẻ với thân hình duyên dáng, mái tóc bồng bềnh được tái hiện trọn vẹn trong bức tranh. Trái tim anh luật sư đã rung động trước vẻ đẹp của nàng. Giữa thời kì khủng hoảng chính trị Đức, nàng Irene tham gia phong trào đấu tranh chống lại chế độ Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), phải chạy trốn cùng anh họa sĩ sang Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Từ Tây Đức, cô từ bỏ người chồng rất mực yêu thương và hiểu mình là nhà tài phiệt giàu có để cùng người tình là anh họa sĩ sang Đông Đức để sống cuộc sống của cư dân “bất hợp pháp” bên bờ biển.nguoi dan ba tren cau thang sach

Bốn mươi năm sau, khi người chồng đi tìm bức tranh, khi anh luật sư nhận nhiệm vụ tìm ra chủ nhân thực sự của bức tranh, khi anh họa sĩ kiếm tìm tác phẩm tuyệt mĩ của mình, họ gặp lại Irene trong những ngày tháng cuối cùng của bệnh tật, ốm đau. Tuổi trẻ của họ qua đi, nhưng hình ảnh của Irene vẫn chiếm hữu trong trái tim họ. Hình ảnh cô gái trong bức tranh bước xuống cầu thang và hình ảnh Irene của hiện tại cứ đồng hiện lặp đi lặp lại, ám ảnh trong lòng độc giả.

Bernhard Schlink hóa thân vào nhân vật anh luật sư và xưng tôi – một ông luật sư già đi tìm chủ sở hữu bức tranh nổi tiếng, đồng thời đi tìm tình yêu lại tình yêu tuổi trẻ với nàng Irene. Những ngày tháng cuối đời khi Irene mắc căn bệnh ung thư tuyến tụy, ông luật sư đã cùng Irene ở lại căn nhà trên bờ biển. Ông lúc này mới hiểu con người Irene, lòng tốt của bà dành cho những đứa trẻ mồ côi, cho những người già neo đơn bên cạnh. Khi Irene từ giã cõi đời, ông trở về cuộc sống và công việc hiện tại, tất cả những thắc mắc của ông về bức tranh người đàn bà trên cầu thang và về Irene vẫn còn nhiều điều chưa được giải đáp, nhưng những ngày tháng đó là thời gian dịu êm nhất ông từng trải qua.

Bernhard Schlink từng chia sẻ: “Tôi viết vì cùng lí do như những người đọc sách: người ta không muốn chỉ sống một cuộc đời”. Nếu như cuốn “Người đọc” đề cập đến tội ác của Đế quốc Đức trong thế chiến thứ II thông qua chuyện tình giữa hai nhân vật thuộc hai thế hệ khác nhau để đan cài những vấn đề của quá khứ và hiện tại; thì tiểu thuyết “Người đàn bà trên cầu thang” không mang tính chất gay gắt, nhạy cảm như thế, mà mang vẻ đẹp của sự dịu êm, đắm say của tình cảm con người. Mặc cho đằng sau đó là thời kì lịch sử những năm tháng chia cắt hai miền Tây – Đông, nhưng nó vẫn cuốn hút độc giả bởi bề nổi của lớp ngôn từ với sợi dây là bức tranh – Irene và ông luật sư.

Nghệ thuật viết tiểu thuyết ngắn

Cuốn tiểu thuyết vẻn vẹn chỉ có ba phần gói gọn trong hơn 180 trang. Ngắn gọn mà súc tích. Chỉ với dung lượng ngắn, nhà văn đã khơi gợi trong tâm trí người đọc những hình dung về con người, về đất nước Đức, về cuộc sống của họ khi bức tường Berlin ngăn cách hai miền. Đó chính là những nét đặc sắc về nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết.

Nhân vật của “Người đàn bà trên cầu thang” không nhiều, chỉ tóm gọn trong bốn nhân vật chính khiến câu chuyện có trọng tâm, không bị sa đà vào những nhân vật phụ khác. Mối quan hệ giữa họ với Irene và khao khát chiếm hữu bức tranh. Bức tranh không chỉ là sợi dây liên kết toàn bộ câu chuyện, nhân vật, tình tiết trong tiểu thuyết mà còn là biểu tượng cho tuổi trẻ của con người, cho những giá trị nghệ thuật trường tồn cùng thời gian. Mỗi nhân vật đều được tạo dựng qua ngôn ngữ đối thoại. Đặc biệt riêng với nhân vật luật sư – vừa đóng vai người kể chuyện – vừa là trọng tâm giãi bày tình cảm với Irene nên nhân vật này được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc.

Không gian cuốn tiểu thuyết là nước Đức nơi phòng triển lãm, sát bờ biển, những trang trại… Tác giả không sa đà vào miêu tả thiên nhiên mà ngược lại, dùng thiên nhiên như một công cụ nghệ thuật để kể và tả tâm trạng, cuộc sống của chính nhân vật. Đặt cuốn tiểu thuyết vào bối cảnh thời gian, khi tác giả diễn tả năm tháng khủng hoảng của Đức với bức tường lửa Berlin nên không gian không phải trọng tâm của cuốn sách cũng là điều dễ hiểu.

nguoi dan ba tren cau thang

Bernhard Schlink và lịch sử Đức

Bernhard Schlink là nhà văn Đức yêu lịch sử nước mình. Những băn khoăn, lo ngại của ông về tình hình nước Đức luôn là chủ đề chính trong nhiều tác phẩm. Khi trả lời phỏng vấn của Tạp chí Cicero – tờ báo Đức năm 2010, ông tâm sự: “Tôi luôn trăn trở về việc nước Đức bị chia tách. Tôi thấy xúc động và bực bội vì không thể đặt chân tới một phần căn bản của nước Đức. Thế giới của Bach, Goethe và Humboldt, Brandeburg và nước Phổ từng tạo nên hình hài chính yếu của nước Đức. Vào những năm bảy mươi, khi còn là sinh viên trường Đại học Tổng hợp Tự do (ở Tây Berlin ), tôi có nhiều bạn bè ở Đông Berlin, tất cả chúng tôi đều cảm thấy đường biên giới ngăn cách thực sự là một nỗi bất hạnh cá nhân.” Nỗi trăn trở này đã khiến ông sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Những năm tháng rối ren của đất nước Đức đã lùi xa, nhưng lịch sử vẫn là đề tài được ông khai thác một cách thành công. Bernhard Schlink là cái tên được độc giả yêu mến và ham tìm hiểu về nước Đức lựa chọn trong nhiều thập kỉ qua.

Trong “Người đàn bà trên cầu thang”, Bernhard Schlink đã xây dựng một nước Đức bị chia cắt hai miền Đông – Tây với những nét khác biệt về văn hóa. Irene khi còn trẻ tham gia cuộc khủng bố chống chính quyền Đức ở phía Tây, sau đó chạy trốn đến sống tại Đông Đức nhưng cũng không có giấy tờ chứng minh được công nhận là công dân của Đông Đức. Về cuối đời, Irene mới nhận ra vẻ đẹp của Đông Đức – nơi bà sống mà chưa từng cảm nhận được trong những năm tháng khỏe mạnh. Lịch sử được nhà văn xây dựng trong cuốn tiểu thuyết này không gay gắt, không dữ dội, không mang sắc thái chính trị mà ngược lại dịu êm qua bề nổi của câu chuyện tình giữa bốn nhân vật. Nhưng văn hóa và những gì không thể thay thế được trong lịch sử Đức thì vẫn ẩn sâu trong lớp ngôn từ văn bản của tiểu thuyết.

  • Tiki: rJu6xR8G” rJu6xR8G
  • Shopee: e7hQ1QS6″ e7hQ1QS6
  • Fahasa: QJcTUXcb” QJcTUXcb