Sau “Đoạn tuyệt”, tiếp tục mạch chủ đề đấu tranh chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân, Nhất Linh viết “Lạnh lùng” với một đề tài nhạy cảm hơn – tình yêu của nàng góa phụ.

7b334491609c50e77d478bc46f72cebf

Lạnh lùng Nhất Linh reviewsachonly

“Lạnh lùng” hoàn thành trong những năm 1935 – 1936, đăng dài kỳ trên báo Ngày Nay từ số 16 (ngày 12/07/1936) đến số 37 (ngày 06/12/1936). Tác phẩm được ấn hành thành sách lần đầu năm 1937, do Nhà xuất bản Đời Nay thực hiện.

Đọc thêm:

Chuyện nàng góa bụa trẻ.

Không chia thành những chương nhỏ, “Lạnh lùng” có kết cấu ba phần, mỗi phần dài và liền mạch như thể muốn kịp đuổi theo nhịp tình yêu thấm đượm sắc dục của Nhung.

Nhung lấy Tú vì hai nhà quen thân với nhau, là thanh mai trúc mã trong hai đại gia đình đời đời an cư lạc nghiệp cùng làng cùng xóm. Hôn sự diễn ra như một lẽ tự nhiên phải thế, khi mà bản thân Nhung chỉ an phận theo bề trên chứ không hề nghĩ ngợi gì, cũng chưa kịp rung động để biết thế nào là hương vị của tình yêu.

Buồn thay, Tú yểu mệnh qua đời sau hai năm kết tóc se duyên, để lại người vợ đương độ xuân thì cùng đứa con thơ dại. Đối với người chồng mà chỉ có kính chứ không có yêu ấy, sau ba năm Nhung cũng không còn chút nhớ thương gì, có chăng chỉ còn cái dư vị chua chát của một quãng đời ái ân chưa thỏa mãn.

Rồi một buổi chiều ngắm hoa hóng gió, một ánh nhìn đăm đăm khiến nàng góa bụa trẻ rung động mãnh liệt. Nhung bỗng nhận ra mình đẹp, cũng bắt đầu nghĩ về cái đời nàng đương sống sao mà trái ngang. Cảm giác mới mẻ mà thầy giáo trẻ dạy tư trong nhà mang lại đã nhen nhóm một ngọn lửa tình, từ đôi má nóng bừng, đến những ý nghĩ mang máng là bất chính mà không hiểu tại sao bất chính.

Và thế là Nhung yêu.

Một người đàn bà góa bụa, lần-đầu-biết-yêu.

Và bởi vì lần đầu, cho nên cái tình yêu ấy mãnh liệt khó cưỡng. Bao nhiêu lần hẹn hò vụng trộm, bao nhiêu cuộc gặp gỡ âm thầm. Đã từng dự định bỏ nhà theo Nghĩa, đã từng kiên quyết tuyên bố với bà Nghè thân sinh rằng “Con có quyền đi lấy chồng!”

Nhưng rồi giọt nước mắt của mẹ ruột, lời bóng gió của mẹ chồng, và cả nền luân lý đạo đức dưới cái bóng của những danh từ trừu tượng có sức nặng ngàn cân: “mặt mũi”, “thanh danh”, “thể diện”, “tiếng thơm”… Đã khiến Nhung không thể cũng như không dám bước đi theo tiếng gọi của tình yêu, đành quay về an phận làm mẹ hiền, dâu thảo, thủ tiết thờ chồng.

Khát vọng đặt nhân đạo lên trên luân thường!

Bao nhiêu năm Nhung sống an phận thủ thường, bình bình đạm đạm, mẹ chồng không cay nghiệt, em chồng không cạnh khóe, họ hàng nội ngoại lại luôn khen nàng một tấm gương đầy tiết hạnh. Nàng bằng lòng với cuộc sống đó, mang sự đắc ý ngấm ngầm vì được khen phục, vì được tiếng thơm.

Cho đến khi nàng biết yêu.

Tình yêu đến khiến nàng nhận ra cuộc đời mình đang sống không hề hạnh phúc, và nàng khát vọng được hạnh phúc, khát vọng được yêu, khát vọng được thoả mãn cả về tinh thần lẫn thể xác. Những nỗi niềm khát vọng đó rất tự nhiên, rất con người.

Và khi bao khát vọng trong người trỗi dậy, thì tiếng thơm thủ tiết thờ chồng bỗng trở thành xiềng xích gông cùm, khiến người đàn bà trở nên đau khổ, giãy giụa, ngoắc ngoải. Lúc này, luân lý đạo đức đã trở nên phi nhân đạo đối với người phụ nữ.

“Lạnh lùng” bóc trần mặt trái của nền lễ giáo phong kiến, vì luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả dối, tiếng thơm ấy là tiếng thơm hão huyền. Không hơn.

Nhung đã bị tước đoạt quyền sống như một cá thể độc lập, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Cuối cùng, nàng chỉ có thể yếu đuối khuất phục, bất lực cam chịu, không dám sống cho khát vọng hạnh phúc của chính mình.

Lạnh lùng reviewsachonly

Bậc thầy trong nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật.

Trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, Phạm Thế Ngũ khen ngợi nghệ thuật của “Lạnh lùng”:

“Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu”.

Nhất Linh, bằng sức quan sát tinh vi kết hợp tưởng tượng và hóa thân, đã diễn dịch những trạng thái phức tạp mang nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm hồn riêng của nhân vật, ở khía cạnh này, dường như nhà văn đã là bậc thầy thuần thục.

Nếu đọc “Đoạn tuyệt” khiến độc giả cảm tưởng như Nhất Linh đã từng làm dâu, đã từng sống chung với mụ mẹ chồng đầy cay nghiệt độc đoán; thì đọc qua “Lạnh lùng” lại ngỡ như người viết đã từng có một tình yêu bị gò bó trong khuôn khổ eo hẹp của lễ giáo phong kiến.

Văn chương Nhất Linh cuốn và dễ đọc, là ở chỗ đấy!

Chỉ đáng tiếc…

Tình yêu của Nhung và Nghĩa vốn là chuyện thường tình, chính đáng và hợp đạo. Nhưng hành vi của Nhung vô tình biểu thị một tâm hồn phóng túng và sỗ sàng.

“Thiếu gì lúc anh, vội gì?”

Ừ đấy. Vội gì?

Ấy vậy mà sao nàng lại vội thế? Nàng ngang nhiên ăn nằm với Nghĩa, trong khi nàng chưa thoát ly khỏi gia đình bà Án, phải chăng đó là một sự hoang dâm? Vào bối cảnh đương thời, hành vi này khó mà chấp nhận được. Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu – người đã hết lòng khen ngợi “Đoạn tuyệt” – đã lên án gay gắt “Lạnh lùng”:

“Tất cả những bậc phụ mẫu muốn con gái khỏi bị sự phóng đãng quyến rũ nên cấm tiệt không cho đọc quyển “Lạnh lùng”.”

Nếu đã khẳng định lòng mình và quyết ý lấy Nghĩa, vì sao Nhung không đợi khi mọi sự đã thành, khi nàng thoát khỏi danh mợ Tú và trở thành mợ Nghĩa, để đường đường chính chính tận hưởng cái khoái lạc mà nàng khát khao?

Cái sự táo bạo của Nhung khiến độc giả nghi ngờ, phải chăng người góa bụa trẻ ấy đã đi theo tiếng gọi của bản năng xác thịt, chứ không phải đi tìm tình yêu chân chính?

/