Tuyển tập truyện ngắn “Cuộc đời một kẻ ngốc” của Akutagawa Ryunosuke thấm đẫm tinh thần tôn thờ cái đẹp thuần túy. Bởi lẽ Akutagawa là người cả đời theo đuổi cái đẹp tuyệt mỹ với quan niệm “nghệ thuật vị nghê thuật”. Cũng vì quan niệm văn chương này mà cả đời của Akutagawa luôn bị người đời xem như một kẻ điên, một kẻ không thể nào được đám đông xã hội chấp nhận được.

Akutagawa – Người cả đời đuổi theo cái đẹp

Akutagawa Ryunosuke là cha đẻ của truyện ngắn hiện đại xứ Phù Tang. Cùng với Nastume Soseki, Ogai Mori, nhà văn Akutagawa là trụ cột chính của văn học Nhật bản hiện đại, có ảnh hưởng sâu sắc đến cách viết của thế hệ sau. Dẫu sự nghiệp cầm bút của ông vô cùng ngắn ngủi, chỉ kéo dài 13 năm nhưng ông đã để lại hơn 150 truyện ngắn và vừa. Tuyển tập “Cuộc đời của một kẻ ngốc” gồm 9 tác phẩm, con số khá khiêm tốn so với thành tựu sáng tác của ông. Tuy nhiên tuyển tập lại là sự chọn lọc những tác phẩm tinh hoa nhất theo trình tự thời gian trước sau để giúp người đọc thấy được sự khác biệt về văn phong và tư tưởng của Akutagawa trong các thời kỳ khác nhau.

Xem thêm tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke:

Rashomon – Nhận thức & chấp nhận

Cái đẹp là điều mà Akutagawa luôn tìm kiếm qua việc sáng tác, ông là người luôn theo đuổi và tôn thờ cái đẹp. Hình mẫu nhân vật xem cái đẹp toàn bích là chân lý sống được thể hiện sắc nét trong các truyện ngắn của ông. Với ông, cuộc đời trước hết là cái đẹp sau đó mới là cái thiện. Cái quan niệm ấy khiến người đời nhìn ông chẳng khác nào một kẻ điên dại, lao mình vào cái đẹp mà bất chấp cái tư tưởng khuôn khổ đương thời là như thế nào. 

“Đời người không đáng giá bằng bằng một câu thơ của Baudelaire”

Các truyện ngắn trong tuyển tập “Cuộc đời một kẻ ngốc sẽ” kéo người đọc lại gần hơn với tư tưởng nghệ thuật này của ông. Akutagawa đã dốc lòng khắc họa một Yoshihide trong truyện ngắn “Địa ngục”, một kẻ yêu say đắm cái đẹp chân chính trong hội họa đến mức dị thường, sẵn sàng bỏ cả mạng sống của mình. Yoshihide không bao giờ vẽ thứ hắn không nhìn thấy tận mắt, không từ tâm cảm nhận, bởi với hắn ấy có khác gì thứ nghệ thuật lừa dối đâu.

952718dc12de65fe3314b1cdb3f0398a

Nhưng các họa sĩ khác không giống hắn, họ có thể vẽ thiên đàng dù họ sống không tốt hơn mấy với kẻ trong địa ngục, họ có thể vẽ địa ngục dù họ có cuộc đời phú quý đến độ chà đạp lên kẻ khốn cùng. Nghệ thuật với kẻ khác là dựa vào khuôn khổ truyền thống của người đi trước mà làm, chưa từng mắt thấy tai nghe. Nói vẽ hoa thì phải thanh thoát, nói vẽ người thì phải thuần hậu. Hội họa là thứ thanh cao ưu nhã, không có chỗ đứng cho những thứ tầm thường, dung tục, bẩn thiểu, oán than. Mà cuộc đời có bao giờ chỉ toàn điều như ý đâu, nếu chỉ toàn bích như thế thì đó hẳn nhiên không phải toàn bộ cuộc đời, mà chỉ là cuộc đời của kẻ quý tộc lắm tiền nhiều của mà thôi. Thứ hội họa tôn lên cái nụ cười của tầng lớp thống trị dẫu có toàn bích đến đâu cũng không bao giờ là cái đẹp, không bao giờ là nghệ thuật.

review sach cuoc doi mot ke ngoc by reviewsach.net

Bởi vậy với một kẻ chỉ vẽ thứ mà mình thấy tận mắt như Yoshihide thì sao hắn lại đi theo cái nghệ thuật của những kẻ cầm cọ kia được? Cái mà Yoshihide thấy chỉ là tiếng khóc than của tầng lớp bị trị trong xã hội, là những xác chết ngổn ngang của những kiếp người đói khổ. Thế nên tranh mà hắn vẽ chỉ đầy tiếng khóc than, chết chóc, khổ đau. Hắn sẵn sàng sà vào xác chết bên đường để cảm nhận cái đớn đau của kiếp người, sẵn sàng bỏ cả tính mạng của mình để có thể cảm nhận được cái đau mà đem nó vẽ nên thứ hắn gọi là tuyệt tác. Và hắn rơi lệ vì cầm cọ mà không vẽ ra được thứ gọi là nghệ thuật:

“Rồi đỉnh điểm là một ngày nọ, có một tên đệ tử không rõ làm gì mà lại đi ra vườn, vừa lúc thấy thầy hắn đang đứng nhìn trân trối bầu trời mùa xuân với đôi mắt đầy nước. […] hắn cũng thấy quái lạ là tại sao một lão già tự mãn đến mức sà vào cái xác chết bên đường để vẽ cho được bức Ngũ luân sinh tử mà lại khóc như đức trẻ vì không vẽ nổi một bức bình phong.”

Đáng tiếc thay, kẻ chống lại đám đông, con người khác cả xã hội luôn là kẻ bị xem là dị thường, là điên rồ. Yoshihide cũng vậy, Akutagawa cũng vậy, họ tôn thờ nghệ thuật, tôn thờ cái đẹp, chống lại thứ khuôn khổ mà thứ lý thuyết khôn khan của đám người tự nhận là nghệ sĩ nhưng chưa bao giờ dùng tâm mà cảm nhận. Nhưng cũng như tựa đề của tập truyện ngắn này, họ bị xem là sống “cuộc đời một kẻ ngốc”, bị chỉ trích chê cười vì là kẻ dị thường ôm giấc mộng nghệ thuật hảo huyền.

Cái trăn trở về thời cuộc

Văn chương của Akutagawa luôn là cái đẹp buồn, bi thương đến ám ảnh, đôi lúc lại là sự cợt nhả nhân thế vô tình. Cái bi ấy bắt nguồn từ bi kịch thời thơ ấu của tác giả, mẹ của ông qua đời cho chứng trầm cảm dẫn đến tự sát. Cũng vì vậy mà ông đã trưởng thành trong nỗi đau và sự sợ hãi, thế nên khi trưởng thành, Akuatagawa không thể sống lạc quan vui cười như bao kẻ cùng trang lứa khác. Akuatagawa bị di truyền chứng trầm cảm ấy từ mẹ, điều đó càng làm bi kịch thêm những năm cuối đời của ông.

Truyện vừa “Kappa” ở tuyển tập “Cuộc đời của một kẻ ngốc” này chứa đựng nỗi đau, sự trăn trở về cuộc đời theo một cách rất đặc biệt của Akutagawa.” Kappa” là một tác phẩm giả tưởng, lấy chủ đề về loài thủy sinh kappa không có thật. Đây là loài vật chỉ xuất hiện trong truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản mà thôi. Truyện vừa miêu tả một chàng thanh niên vô tình đến với thế giới của loài kappa, và khi trở về với cuộc sống loài người, anh bị cho là điên.

Từ đầu tác phẩm đã là sự phi lý, nhưng lại là cái phi lý ẩn dụ. Cái thế giới của kappa ấy có gì hấp dẫn con người như vậy? Quả thật đó là nơi hoàn toàn khác biệt đến trái ngược vơi con người. Đó là nơi mà thai nhi có thể tự mình lựa chọn có muốn sinh ra hay không, phụ nữ có thể tự do theo đuổi đàn ông mà không sợ dư luận, tình yêu vượt giai cấp là một thứ cao thượng, người yêu nhau ấy chính là quân cảm tử và được dán poster để tuyên truyền. 

“Trong câu chuyện của loài người các ông thì quân cảm tử là người giết nhau để giành lấy một tuyến đường sắt phải không? Tôi nghĩ nếu so với quân cảm tử đó thì quân cảm tử của chúng tôi có ý nghĩa hơn nhiều.”

Cái thế giới kappa ấy chính là cuộc sống của con người lúc bấy giờ lật ngược lại, cũng chính là những mong muốn về một thế giới hạnh phúc hơn của Akutagawa. Thế nên nhân vật tôi khi đến với thế giới kappa một thời gian, tận hưởng sự dân chủ và tự do ở đây thì đã trở nên lạc loài khi trở về thế giới loài người. Nhân vật tôi vẫn sống với những gái trị tốt đẹp mà anh học được ở thế giớ kappa, và con người xem anh là người điên và tống vào viện tâm thần. Có chăng anh điên thật khi tin vào thứ tự do, dân chủ ở một thế giới không có thật, hay xã hội đang điên khi xem thường giá trị của tự do? 

cuoc doi mot ke ngoc -van. hoc nhat ban by reviewsach.net

Tác phẩm thông qua thế giới tự do của kappa để đả phá xã hội tư bản xem trọng chiến tranh, xem rẻ mạng người. Còn kẻ nhận ra cái tàn nhẫn, lạnh lùng của xã hội tư bản ấy lại bị xem là kẻ điên rồ. Bởi thế nên thứ văn chương mà Akutagawa viết được xem là thứ văn của một kẻ ngốc, một kẻ không bình thường viết ra.

“Tại sao cậu lại phản đối hệ thống xã hội hiện đại?

Bởi tôi nhìn ra cái xấu sản sinh ra từ chủ nghĩa tư bản.

Cái xấu? Tôi còn không nghĩ cậu có khả năng phân niệt được tốt xấu đấy. Thế cuộc sống của cậu ra sao?”

Akutagawa thường lấy những điều có phần phi lý, chất liệu từ truyện cổ, truyền thuyết để bộc lộ tư tưởng của mình. Cũng như ông lấy loài kappa trong truyền thuyết mà viết truyện vừa “Kappa” để chỉ xã hội đương thời, chính quyền Nhật Bản đương thời chạy theo vật chất, chiến tranh phi nghĩa. Ông lấy nhân vật anh hùng Momotaro trong truyền thuyết Nhật mà viết truyện ngắn “Momotaro” để châm biếm chiến tranh tàn bạo của chính phủ ở châu Á, thứ chủ nghĩa anh hùng mang danh bảo vệ dân tộc khác nhưng thực chất là xâm lược. Ông lấy câu chuyện về Phật Thích Ca để viết truyện ngắn “Sợi tơ nhện” phê phán kẻ chỉ ích kỉ mà biết có bản thân mình. 

Cái lối viết dựa trên chất liệu cổ xưa nhưng dưới góc nhìn khác đôi khi là trái ngược là điều làm nên nét đặc biệt ở ngòi bút của Akutagawa. Ông thể hiện cái trăn trở về cuộc đời một cách khác biệt, lấy chất liệu truyện cổ nên rất đỗi phi lý, nhưng lại là cái phi lý ẩn dụ. Văn chương của ông như một dãy mật mã, người đọc sẽ lần lượt giải mã cái phi lý và hiểu được tư tưởng ẩn sâu bên trong là gì. 

Bi kịch của người nghệ sĩ

Kẻ bất tuân theo ý của đám đông sẽ luôn là kẻ bị chỉ trích nặng nề, kẻ dám chống lại lối tư tưởng cũ kỹ mà sống theo ý của mình lại càng khó mà tồn tại trong xã hội. Akutagawa là kẻ như thế, sự nghiệp cầm bút của ông chưa bao giờ dễ dàng. Nếu ở các truyện ngắn khác ông thể hiện cái trăn trở, đau đớn một cách ẩn dụ phi lý thì ở truyện “Cuộc đời của một kẻ ngốc” nỗi đau ấy đã được thể hiện trực tiếp. Đây là truyện vừa cuối cùng của ông, và được dùng để đặt tên cho tuyển tập tác phẩm này. Truyện vừa này được viết một tháng sau khi ông tự sát, chấm dứt văn nghiệp mười ba năm rực rỡ đầy ngắn ngủi.  

“Cho dù có bất hạnh như thế nào thì thần linh cũng không thể tự sát như con người được.”

Tác phẩm được xem như tự truyện về nỗi đau, ước vọng không thành của Akutagawa. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, người nghệ sĩ ấy đã luôn hết lòng, tận tâm, nhưng thời cuộc biến động, chủ nghĩa tư bản lên ngôi, con người trăn trở, nhạy cảm như ông lại càng bị xem như điên loạn nhiều hơn. Ông không có cách nào để tiếp tục cầm bút mà sáng tác, cũng không có cách nào sống trong cái xã hội tư bản mục nát ấy. cái chỉ trích thoa smaj ấy, ông đã gánh chịu cả đời, cũng không có cách nào mà tiếp tục gắn gượng nữa.

Tác phẩm khắc họa một lớp người gắn gượng mà sống khi thời cuộc thay đổi, quằn quại trong cơn đau vì cuộc sống tư bản chỉ quan tâm đến kim tiền. Đó là cuộc đời mà con người thừa mừa về vật chất nhưng mục ruỗng về tâm hồn. Akutagawa muốn phản kháng lại cái xã hội ấy, nhưng không có cách nào sống khác đi được. Xã hội rộng lớn, con người nhỏ bé, cá nhân chống lại xã hội chỉ có đớn đau mà thôi. 

“Chàng lướt qua cuộc đời mình, thấy bản thân chẳng đặc biệt thèm muốn điều gì. Nhưng chỉ cần một tia pháo hoa sắc tím…một tia pháo hoa vụt tắt qua không trung đã đủ cứu vớt tính mạng này.”

Cuộc đời của Akutagawa Ryunosuke cũng giống như vệt sao băng vụt sáng trên bầu trời đêm, rực rỡ và ngắn ngủi. Ông tôn thờ cái đẹp, ông bị xem là điên loạn. Dẫu vậy ông vẫn muốn sống như sao băng, tuy có ngắn ngủi chợt tắt, nhưng cũng từng có lúc rực rỡ đến rung động lòng người. 

“Cuộc đời một kẻ ngốc sẽ” không phải là toàn bộ văn nghiệp của Akutagawa Ryunosuke nhưng là những tác phẩm đỉnh cao nhất ở từng cốt mốc đáng nhớ của cuộc đời ông. Từ những truyện ngắn đầu tiên được bậc tiền bối Soseki khen ngợi cho đến những truyện ngắn khiến ông vươn lên ngang tầm với Soseki. Sự thành công của Akutagawa có thể dùng từ dị thường để diễn tả. Nhưng đáng tiếc tha, tấn bi kịch muôn thuở trong xã hội lại là thiên tài khác người bị đối xử không khác gì kẻ điên dại cả.