Có lẽ nếu chúng ta đã đọc quá nhiều cuốn truyện trinh thám, đã quá quen với những vụ án giết người hàng loạt, thì sẽ hơi khắt khe trong việc lựa chọn những cuốn sách trinh thám hàng đầu. Nào là giả vờ nửa ma nửa quỷ, nào là án mạng trong phòng kín, nào là mê hoặc rồi lôi hàng loạt người vào một không gian kín như hòn đảo hay một ngôi làng biệt lập…Hoặc cái kiểu thách thức như gửi thư khiêu chiến với cảnh sát…Nhưng càng ngày, khi càng quá quen thuộc với kiểu tội phạm thiên tài có trí thức trong xã hội, thì những kết cấu mới lạ sẽ luôn làm độc giả phấn khích. Xét về điểm này, tập đầu tiên của loạt truyện trinh thám 1/14 của Ninh Hàng Nhất mang tên Trò chơi tử thần thực sự đã cuốn hút được những kẻ khó tính nhất. Hãy cũng Reviewsach.net nhìn lại những điểm sáng trong loạt series trinh thám dài kỳ cực lôi cuốn và nghẹt thở được ví von ngang trình với Prison Break nổi tiếng của Mỹ các bạn nhé.

Tìm kiếm bài review cuốn sách bạn muốn

tro-choi-tu-than-1

Khúc dạo đầu quen thuộc, màn thách thức của tác giả với người đọc có chỉ số IQ trên 150

Không hiếm những cuốn sách mang tính thách thức về chỉ số IQ của độc giả, bạn đọc có thể tìm thấy sự kiêu ngạo qua lời văn của những tiểu thuyết gia hàng đầu, có thể kể đến như Tokyo Hoàng Đạo Án, series trinh thám kinh dị Đề thi đẫm máu của Lôi Mễ, Sherlock Holmes…Nhưng về chỉ số đo lường, Ninh Hàng Nhất mạnh dạn tuyên bố là, nếu biết được hung thủ khi chưa đọc hết được cái kết cuối cùng (tập 5) thì bạn ắt hẳn có chỉ số IQ cao hơn 150. “Hãy nhớ rằng, kể từ khi lật mở trang sách đầu tiên, bạn đã rơi vào vòng xoáy của chính trò chơi này!” Những tuyên bố thực sự ngạo mạn và có phần đáng ghét, vì ngay cả bản thân người review cuốn sách này cho bạn cũng chỉ có chỉ số IQ 120, nghĩa là để chứng minh tác giả đã sai, rằng tuyên bố của tiểu thuyết gia lừng danh này hoàn toàn không chuẩn xác như lời văn của ông ấy, tôi đành phải hứa với độc giả là sẽ tìm ra được hung thủ trước khi tập 5 được phát hành. Hiện tại sách đã phổ biến rộng rãi tập 2, Khách trọ và xác sống. Sắp tới sẽ có tập 3, Lời cảnh báo. Nghĩa là thời gian của tôi đoán ra hung thủ là không còn nhiều. Nhưng thật may là ít ra thì còn dài hơi hơn những nhân vật đáng thương trong truyện, bởi họ chỉ có 14 ngày, có những người, kém may mắn hơn, đã không còn tồn tại.

Đấu trí giữa 14 nhà văn trinh thám hàng đầu, hay là một mưu mô được sắp đặt khéo léo

Những nhà văn tự do, những tiểu thuyết gia nổi tiếng, thậm chí là thần đồng văn học…tất cả bị tóm gọn và mang đến một nhà giam khép kín. Luật chơi đưa ra là mỗi người chọn lựa một con số  từ 1 tới 14, và lần lượt mỗi người sẽ phải kể một câu chuyện kinh dị bí hiểm của riêng mình sao cho câu chuyện sau không trùng với câu chuyện trước, ai có điểm cao nhất thì sẽ giành được bản quyền cho toàn bộ câu chuyện này, ai vi phạm sẽ “bị loại khỏi cuộc chơi”. Ai từ chối tham gia trò chơi tử thần này, cũng được xem là vi phạm và sẽ phải “loại bỏ”. Dĩ nhiên là 14 người không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi vào cái ghế đã được sắp đặt sẵn. Hung thủ, người tổ chức, cũng kiêu căng tuyên bố “tôi là một trong số các vị ở đây” để cho trò chơi thêm hấp dẫn. Những người “bị loại khỏi cuộc chơi” tương đương với việc nhận được một vé ghé thăm địa ngục, và tất cả 13 người, không ai thoát khỏi trạng thái hoảng loạn.

tro-choi-tu-than-2

3 câu chuyện đầu tiên lần lượt được kể ra, phải nói rằng cực kỳ không ngạc nhiên khi số thứ tự từ 1 đến 14 đã được sắp đặt trùng với thời gian 14 người bị “bắt cóc”, bởi một lẽ đơn giản là tình tiết này thường xuyên xuất hiện trong những loạt series trinh thám khác. Nhưng đáng chú ý ở đây, cái hấp dẫn độc giả ở đây, phải kể đến là những câu chuyện mà những nhà văn, trong thời gian ngắn, phải nghĩ ra và kể cho mọi người nếu không muốn vi phạm luật chơi chết chóc. 3 câu chuyện, có những nét riêng độc đáo và 3 thủ pháp tư duy logic cực kỳ sáng tạo. Đây là một điểm cộng nữa cho cái hay của tác phẩm.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao hung thủ có thể sắp xếp được thứ tự cho từng người? Và liệu rằng “người tổ chức” là một người trong số các vị có thực sự đúng? Một mưu mô được dàn xếp trước, vậy thì đằng sau nó là gì? Vẫn là một sự bí ẩn khó đoán đến kinh người, và sức hấp dẫn này khiến tác phẩm của Ninh Hàng Nhất trở nên mới lạ hơn trong làng “trinh thám” vốn đã bão hòa về ý tưởng.

tro-choi-tu-than-3
Lời tuyên bố đầy ngạo nghễ của “người tổ chức”, kẻ đứng sau Trò chơi tử thần

Thay cho lời kết

Văn học trinh thám, đặc biệt là dòng văn phiêu lưu, giết người hàng loạt cực kỳ hấp dẫn độc giả, không đơn thuần chỉ là giải trí mà đó còn là vì sự tò mò, mong muốn tứ khoái nổi tiếng của con người thúc đẩy tạo nên sức hút không thể chối từ. Với tập đầu tiên của loạt series 1/14 này có thể tạm kết là hoàn hảo với người đọc, từ dẫn chuyện cho tới những cái kết. Cực ấn tượng với lối hành văn đủ ngọt ngào nhưng cô đọng cần thiết, những giải thích đủ hợp lý không thừa không thiếu, những gợi mở đầy ẩn ý nhưng hé lộ những chi tiết chưa thể biết trước, những câu chuyện kinh dị được dự báo là câu chuyện sau thì hay hơn câu chuyện trước, và câu chuyện liên kết những câu chuyện nhỏ với nhau, sau tất cả ai mới là hung thủ, rõ ràng “Trò chơi tử thần” chưa hề dừng lại một khi đã chính thức bắt đầu, đúng như lời tác giả tuyên bố.

Vậy thì, hãy chờ xem, tác giả làm gì với những tập tiếp theo, còn trước hết, xin cảm ơn ông vì đã tạo ra một tuyệt phẩm với màn dạo đầu đầy ấn tượng. Trò chơi tử thần thực sự là món khai vị ngọt ngào mà khi đã thưởng thức, thật sự không thể bỏ qua được những lần điểm tâm kế tiếp

Xem thêm:

Review tập 4: Người thừa thứ 14: Giải mã bài toán “người tổ chức”

Review tập 5: 14 ngày kinh hoàng: cái kết đặc sắc

Click để Xem coupon giảm giá series sách này : Đang giảm 40%